Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Bình Luận
Nếu trước đây Điều 14 Bộ luật hình sự 1999 chỉ thể hiện: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”, thì đến nay, qui định này đã được điều chỉnh. Cụ thể: Phù hợp về cách gọi tên, loại khái niệm về tình trạng say khi sử dụng rượu vì khi qui định như vậy, chúng ta cần phải làm rõ khái niệm say và khi nào người sử dụng rượu rơi vào tình trạng say hay ngoài rượu thì các loại nước uống nào có thể gây ra tình trạng tương tự. Rõ ràng qui định như vậy hoàn toàn không phù hợp về khái niệm khoa học cũng như chưa tương thích với các thuật ngữ, ý nghĩa trong các thành tố cấu thành tội phạm được qui định tại khái niệm tội phạm. Bởi lẽ khi nói đến tội phạm, chúng ta đề cập ngay đến năng lực trách nhiệm hình sự, trong khi đó năng lực trách nhiệm hình sự được xem xét trên ba yếu tố:
- Khả năng nhận thức.
- Khả năng điều khiển hành vi.
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Việc sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác chỉ tác động đến khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, chính vì vậy vấn đề về tuổi chịu trách nhiệm hình sự sẽ không được đề cập ở đây. Do vậy chúng ta không cần quan tâm đến tình trạng say hay không say của người sử dụng mà chỉ xem xét, đánh giá khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi là chuẩn mực nhất, phù hợp với nội hàm của khái niệm tội phạm.
Việc sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác có thể làm người sử dụng rơi vào trạng thái hạn chế hoặc mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Trong trường hợp này, pháp luật qui định rất rõ người thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đến cùng nếu có hành vi phạm tội. Tuy nhiên tại Điều 8 về khái niệm tội phạm thì hành vi phạm tội phải được thực hiện bởi người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng xét về bản chất thì trước khi sử dụng rượu, bia hoặc các chất kich thích mạnh khác, người phạm tội hoàn toàn có đủ khả năng nhận thức của mình, việc làm mất hoặc hạn chế là do lỗi của người sử dụng hay nói cách khác là họ tự mình tước đoạt đi khả năng đó và vì có lỗi nên họ buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy đây có được xem là tình tiết giảm nhẹ khi áp dụng hình phạt hay không? Tất nhiên việc tự mình tước đoạt đi quyền của mình và xâm hại đến các quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ thì hoàn toàn không có cơ sở để xem xét giảm trách nhiệm. Thậm chí trong nhiều trường hợp, việc phạm tội do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác được xem xét là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
- Điều 260: Tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hợi thở có nồng độ cồn vượt quá mức qui định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kich thích mạnh khác.
- Điều 267: Tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hợi thở có nồng độ cồn vượt quá mức qui định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kich thích mạnh khác.
Tuy nhiên cũng cần phải làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của người phạm tội do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác. Sở dĩ, hành vi này có thể do người phạm tội tự thực hiện hoặc bị buộc phải sử dụng các chất kích thích để rơi vào trạng thái như vậy. Trong trường hợp bị ép buộc mà không còn cách nào khác hoặc bị lừa dối, đe dọa thì trách nhiệm hình sự sẽ không được đặt ra.
Qui định này mang tính giáo dục cao cũng như nhằm ngăn chặn, răn đe các đối tượng lợi dụng việc sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác để thực hiện hành vi phạm tội.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí