Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Cổ phiếu bị hủy niêm yết, điều kiện niêm yết trở lại và quyền lợi nhà đầu tư.
Hiện nay, pháp luật về chứng khoán quy định cụ thể về các trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán, sau khi hủy niêm yết thì cổ phiếu sẽ giao dịch ở đâu, quyền lợi của nhà đầu tư khi cổ phiếu bị hủy niêm yết sẽ như thế nào và điều kiện để cổ phiếu được niêm yết trả lời như thế nào?
1. Các trường hợp cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán:
Theo Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán thì cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức niêm yết hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên;
c) Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;
d) Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng;
đ) Cổ phiếu không đưa vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết;
e) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét;
g) Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản;
h) Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết hoặc có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp;
i) Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp;
k) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết;
l) Tổ chức niêm yết bị xử lý vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7 Điều 12 Luật Chứng khoán;
m) Tổ chức niêm yết bị đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động đối với ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh chính;
n) Không đáp ứng điều kiện niêm yết do sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp; hoặc sau khi hoàn thành các hoạt động sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết, đề nghị xem xét lại điều kiện niêm yết hoặc thay đổi đăng ký niêm yết trong thời hạn quy định;
o) Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Sở giao dịch chứng khoán và các trường hợp khác mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.”
Như vậy, các trường hợp bị huỷ bỏ niêm yết nhìn chung là các trường hợp không thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý về đăng ký hoặc thực hiện báo cáo thông tin, báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật - một trong những thủ tục quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền giám sát, giúp các hoạt động trên các sàn giao dịch chứng khoán được thực hiện một cách minh bạch và đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư. Cùng với đó là các trường hợp phá sản hoặc không đủ điều kiện về ngành nghề - một trong những yếu tố cơ bản để xuất hiện giao dịch trên sàn chứng khoán. Quan trọng nhất là không thực hiện đúng theo hoặc vi phạm các quy tắc được Sở giao dịch chứng khoán quy định – điều tối thiểu phải thực hiện khi các tôt chức tham gia chào bán cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán một cách nghiệm trọng gây ảnh hưởng lớn đến sàn giao dịch và quyền lợi của các nhà đầu tư.
2. Sau khi bị huỷ niêm yết thì các cổ phiếu sẽ giao dịch ở đâu:
Các công ty sau khi sau khi có cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán thì phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom với điều kiện công ty đó là công ty đại chúng, căn cứ theo khoản 2 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán:
“2. Cổ phiếu của công ty hủy bỏ niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom theo quy định tại Điều 133 Nghị định này” (Điều 133 quy định về đối tượng và thời hạn thực hiện đăng ký giao dịch).
3. Cổ phiếu bị huỷ niêm yết thì nhà đầu tư mua cổ phiếu đó bị ảnh hưởng như thế nào?
Khi cổ phiếu mà nhà đầu tư mua bị huỷ niêm yết thì cổ phiếu của nhà đầu tư vẫn có thể giữ được giá trị của nó bởi pháp luật đã quy định các công ty có cổ phiếu bị huỷ niêm yết đáp ứng điều kiện của pháp luật phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom để đảm bảo rằng cổ phiếu của nhà đầu tư vẫn có thể được mua bán như mong muốn của nhà đầu tư. Về quyền sở hữu, khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì nhà đầu tư vẫn được đảm bảo về nguồn sở hữu đối với cổ phiếu, vì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đảm bảo cổ phiếu cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên việc giá trị của cổ phiếu có còn đạt giá trị cao hay cổ phiếu có được thanh khoản một cách dễ dàng hay không là một câu chuyện khác. Bởi một khi bị huỷ niêm yết, chứng tỏ cổ phiếu của tổ chức phát hành không đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe để có thể giao dịch trên sở chứng khoán, đồng nghĩa với việc bị giảm sự uy tín dẫn đến khó mua đi bán lại. Theo khoản 2 Điều 120 155/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán, cổ phiếu bị huỷ niêm yết được thực hiện giao dịch trên Hệ thống giao dịch Upcom (hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết do Sở giao dịch chứng khoán tổ chức, vận hành) chứng khoán của sàn này có tính rủi ro cao và mức giá giao dịch tại hệ thống giao dịch này khá thấp so với những sàn có sự niêm yết như sàn HOSE và HNX.
4. Điều kiện để cổ phiếu giao dịch trở lại sau khi bị hủy niêm yết:
Khoản 1 Điều 122 Nghị định 155/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán quy định:
“Tổ chức có cổ phiếu bị hủy niêm yết theo quy định tại Điều 120, Điều 121 Nghị định này chỉ được đăng ký niêm yết lại sau khi giao dịch tối thiểu 02 năm trên hệ thống giao dịch Upcom.”
Như vậy các tổ chức có cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc có thể Đăng ký niêm yết cổ phiếu lại sau ít nhất 2 năm hoạt động trên hệ thống giao dịch upcom theo thủ tục mà pháp luật quy định. Các điều kiện để niêm yết được thực hiện theo quy định tại Điều 109 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 109 quy định Điều kiện niêm yết cổ phiếu:
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng trở lên căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán, đồng thời giá trị vốn hóa đạt tối thiểu 30 tỷ đồng tính theo bình quân gia quyền giá thanh toán cổ phiếu trong đợt chào bán ra công chúng gần nhất theo quy định của Nghị định này hoặc giá tham chiếu cổ phiếu giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom trung bình 30 phiên gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc bình quân giá quyền giá thanh toán trong đợt bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa;
b) Đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết; đã giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom tối thiểu 02 năm, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa;
c) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; không có lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên được soát xét trong trường hợp đăng ký niêm yết sau ngày kết thúc của kỳ lập báo cáo tài chính bán niên;
d) Trừ trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa, tổ chức đăng ký niêm yết phải có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức đăng ký niêm yết từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết;
đ) Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên phải cam kết tiếp tục nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
e) Công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty không bị xử lý vi phạm trong thời hạn 02 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán;
g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán.
5. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ bao gồm:
5.1. Đối với cổ phiếu của công ty chào bán cổ phiếu ra công chúng, cổ phiếu do doanh nghiệp cổ phần hóa:
a) Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu.
b) Bản cáo bạch niêm yết theo; Giấy chứng nhận đăng ký chào bán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, báo cáo kết quả chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức đăng ký niêm yết hoặc quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Đề án cổ phần hóa (trong trường hợp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa); Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu;
c) Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết; kèm theo danh sách cổ đông lớn, cổ đông chiến lược, người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ (số lượng, tỷ lệ nắm giữ, thời gian bị hạn chế chuyển nhượng (nếu có));
d) Cam kết của cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cam kết của cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên về việc nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo;
đ) Hợp đồng tư vấn niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán;
e) Giấy chứng nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc cổ phiếu của tổ chức đăng ký niêm yết đã đăng ký chứng khoán tập trung;
g) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương;
h) Báo cáo tài chính trong 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của tổ chức đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Nghị định này.
5.2. Đối với cổ phiếu đã giao dịch tối thiểu 2 năm trên sàn upcom:
a) Tài liệu quy định tại các điểm a, c, d, đ, g, h khoản 1 Điều này;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu;
c) Bản cáo bạch niêm yết.
6. Thủ tục đăng ký niêm yết cổ phiếu:
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí