Ưu điểm của Công ty cổ phần so với Công ty trách nhiệm hữu hạn.
(Lưu ý: Luật doanh nghiệp 2014 hiện đã được thay thế bởi Luật doanh nghiệp 2020)
Công ty Luật Hoàng Sa phân tích một số Ưu điểm, nhược điểm của Cong ty cổ phần so với Công ty TNHH để khách hàng có thể quyết định lựa chọn hình thức công ty phù hợp nhất khi tiến hành thành lập công ty như sau:
* Ưu điểm về huy động vốn:
- Trong quá trình kinh doanh, khi thực hiện các dự án lớn thì việc huy động vốn là việc khó tránh khỏi. Nếu muốn huy động vốn dễ dàng, nhiều phương thức huy động, nguồn vốn từ nhiều nhà đầu tư thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau thì CÔNG TY CỔ PHẦN là sự lựa chọn phù hợp vì nó là loại hình công ty duy nhất được phát hành cổ phiếu để huy động vốn (khoản 3 điều 110 Luật doanh nghiệp 2014)
- Ngược lại, nếu như đã thành lập công ty TNHH mà sau này phát sinh nhu cầu huy động vốn, doanh nghiệp chỉ có thể huy động vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận thành viên mới thì sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty vì công ty TNHH không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn (khoản 3 điều 47 Luật doanh nghiệp).
* Ưu điểm về số lượng thành viên:
- Công ty cổ phần là loại hình công ty thường được chọn khi có nhiều thành viên góp vốn, số lượng cổ đông của công ty cổ phần được quy định tại Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 “tối thiểu là 3 và không hạn chế tối đa”. Cổ đông công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Với số lượng thành viên của công ty cổ phần thường lớn nên tạo điều kiện cho công ty dễ dàng mở rộng phạm vi kinh doanh, dễ dàng huy động vốn.
- Trong khi đó Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014 quy định “công ty TNHH quy định số lượng thành viên là tổ chức, cá nhân không được vượt quá 50” (bao gồm cả công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên). Việc hạn chế số lượng thành viên làm cho mô hình hoạt động của công ty TNHH trở nên nhỏ hơn so với công ty cổ phần, khả năng huy động vốn, thu hút đầu tư ít nhiều bị ảnh hưởng.
* Ưu điểm về chuyển nhượng vốn nhượng cổ phần:
- Các cổ đông của công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng. Nhưng quyền chuyển nhượng của cổ đông bị hạn chế bởi điểm d khoản 1 điều 110. Khoản 3 điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 quy định trong thời hạn 3 năm , kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập của công ty nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Khoản 3 điều 116 Luật doanh nghiệp có nêu “ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”.
- Quyền chuyển nhượng vốn của thành viên công ty TNHH bị hạn chế hơn so với cổ đông của công ty cổ phần. Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 47 Luật doanh nghiệp 2014 thành viên công ty TNHH chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên trong công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết. Như vậy chế độ chuyển nhượng phần vốn góp của công ty TNHH được điều chỉnh chặt chẽ.
Liên hệ luật sư giải đáp miễn phí cho bạn.
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như: