Nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần? Luật sư Công ty Luật Hoàng Sa chia sẻ góc nhìn pháp lý, thực tiễn và ưu điểm, nhược điểm đối với 2 loại hình công ty TNHH, và cổ phần

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần?


Hiện nay, với sự sôi động của nền kinh tế, cùng với những quy định luật pháp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nhiều người kinh doanh đã lựa chọn thành lập doanh nghiệp để bước vào thị trường, Tuy nhiên khi thành lập công ty cần phải cân nhắc lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp và có lợi nhất? Hiện nay, Luật doanh nghiệp quy định các loại hình công ty gồm: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) 1 thành viên, 2 thành viên trở lên, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân… Trong đó công ty cổ phần và công ty TNHH là hai loại hình được lựa chọn nhiều nhất.

Nên thành lập công ty TNHH hay thành lập công ty cổ phần phụ thuộc vào định hướng phát triển, nhu cầu của mỗi người tại từng thời điểm cũng như khả năng quản lý doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Bởi mỗi loại hình đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Luật sư Công ty Luật Hoàng Sa chia sẻ góc nhìn pháp lý, thực tiễn và ưu điểm, nhược điểm đối với 2 loại hình công ty TNHH, và cổ phần để quý vị tham khảo như sau:

 

1. Đặc điểm pháp lý của TNHH, Cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác:

* Về trách nhiệm trong doanh nghiệp:

  • Đối với công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân: Thành viên hợp danh và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Công ty cổ phần và công ty TNHH: cổ đông/thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp vào công ty (vốn thực tế góp và cam kết góp) hoặc số cổ phần đã mua hoặc đăng ký mua.

* Về tư cách pháp nhân:

  • Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân.

Như đã phân tích ở trên có thể thấy loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH có những ưu việt nhất định so với các loại doanh nghiệp khác.Tuy nhiên, hai loại hình này cũng có nhiều khác biệt mà nhà đầu tư cần biết để lựa chọn hình thức công ty phù hợp:

* Số lượng thành viên:

  • Công ty TNHH: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng không vượt quá 50 thành viên (bao gồm công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Công ty cổ phần: Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là 3 và không giới hạn tối đa.

* Quản lý và điều hành:

  • Công ty cổ phần: quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp. Do số lượng các cổ đông có thể là rất lớn. Có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích.
  • Ngược lại, công ty TNHH có khả năng quản lý và điều hành dễ dàng hơn do đặc điểm hữu hạn vốn có của nó, loại hình công ty quan tâm đến tính đối nhân của thành viên.

* Dự định về quy mô đầu tư:

  • Nếu ý tưởng kinh doanh chỉ muốn hoạt động với quy mô nhỏ, số vốn ít, mô hình quản lý đơn giản thì nên lựa chọn loại hình công ty TNHH 1 thành viên.
  • Nếu dự định mở rộng mô hình kinh doanh sau này, muốn đầu tư lớn thì nên lựa chọn công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Khả năng huy động vốn:

  • Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần. Công ty tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên.
  • Ngược lại với công ty TNHH, công ty cổ phần: có khả năng huy động vốn linh hoạt hơn vì nó có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn, tiếp cận được nhiều nguồn vốn khác nhau.

Khả năng chuyển nhượng vốn/cổ phần sau này:

  • Công ty TNHH quan tâm đến tính đối nhân của thành viên tham gia vào công ty nên chỉ được chuyển nhượng cho người khác không phải là thành viên trong công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết.
  • Công ty cổ phần: Chuyển nhượng cổ phần dễ dàng, thu hút được nhiều nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau tham gia góp vốn, mua cổ phần; cổ phiếu. Tuy nhiên quyền chuyển nhượng của cổ đông bị hạn chế trong 3 năm kể từ ngày công ty thành lập.

 

2. Ưu điểm của Công ty cổ phần so với Công ty TNHH:

* Ưu điểm về huy động vốn:

  • Trong quá trình kinh doanh, khi thực hiện các dự án lớn thì việc huy động vốn là việc khó tránh khỏi. Nếu muốn huy động vốn dễ dàng, nhiều phương thức huy động, nguồn vốn từ nhiều nhà đầu tư thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau thì CÔNG TY CỔ PHẦN là sự lựa chọn phù hợp vì nó là loại hình công ty duy nhất được phát hành cổ phiếu để huy động vốn (khoản 3 điều 110 Luật doanh nghiệp 2014)
  • Ngược lại, nếu như đã thành lập công ty TNHH mà sau này phát  sinh nhu cầu huy động vốn, doanh nghiệp chỉ có thể huy động vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận thành viên mới thì sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty vì công ty TNHH không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn (khoản 3 điều 47 Luật doanh nghiệp).

* Ưu điểm về số lượng thành viên:

  • Công ty cổ phần là loại hình công ty thường được chọn khi có nhiều thành viên góp vốn, số lượng cổ đông của công ty cổ phần được quy định tại Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 “tối thiểu là 3 và không hạn chế tối đa”. Cổ đông công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Với số lượng thành viên của công ty cổ phần thường lớn nên tạo điều kiện cho công ty dễ dàng mở rộng phạm vi kinh doanh, dễ dàng huy động vốn.
  • Trong khi đó Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014 quy định “công ty TNHH quy định số lượng thành viên là tổ chức, cá nhân không được vượt quá 50” (bao gồm cả công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên). Việc hạn chế số lượng thành viên làm cho mô hình hoạt động của công ty TNHH trở nên nhỏ hơn so với công ty cổ phần, khả năng huy động vốn, thu hút đầu tư ít nhiều bị ảnh hưởng.

* Ưu điểm về chuyển nhượng vốn nhượng cổ phần:

  • Các cổ đông của công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng. Nhưng quyền chuyển nhượng của cổ đông bị hạn chế bởi điểm d khoản 1 điều 110. Khoản 3 điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 quy định trong thời hạn 3 năm , kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập của công ty nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Khoản 3 điều 116 Luật doanh nghiệp có nêu “ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”.
  • Quyền chuyển nhượng vốn của thành viên công ty TNHH bị hạn chế hơn so với cổ đông của công ty cổ phần. Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 47 Luật doanh nghiệp 2014 thành viên công ty TNHH chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên trong công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết. Như vậy chế độ chuyển nhượng phần vốn góp của công ty TNHH được điều chỉnh chặt chẽ.

 

3. Ưu điểm của công ty TNHH so với công ty cổ phần:

* Ưu điểm về số lượng thành viên:

  • Số lượng thành viên của công ty TNHH không được vượt quá 50 thành viên (điểm a khoản 1 điều 47 Luật doanh nghiệp 2014), các thành viên thường là người quen bết, tin cậy nhau nên việc điều hành, quản lý công ty không quá phức tạp;
  • Còn công ty cổ phần không hạn chế cổ đông, có nhiều người không hề quen biết, thậm chí có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng với nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn.

* Ưu điểm về việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp:

  • Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty TNHH được luật quy định khá chặt chẽ tại điểm c khoản 1 điều 47 Luật doanh nghiệp 2014, phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52, 53 và 54 của Luật doanh nghiệp 2014 (ưu tiên chuyển nhượn cho các thành viên) nên nhà quản lý dễ dàng quản lý, dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.
  • Cổ đông của công ty cổ phần được quyền tự do chuyển nhượng, trừ hạn chế đối với các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ đông sáng lập trong thời gian 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (điểm d khoản 1 điều 110). Với việc dễ dàng chuyển nhượng vốn như vậy nhà quản lý khó có thể kiểm soát được cổ đông của công ty đặc biệt là nhóm cổ đông đối kháng với nhau về mặt lợi ích.

* Ưu điểm về thuế khi chuyên nhượng cổ phần, phần vốn góp:

  • Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 11 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH: theo đó thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Công thức tính thuế từ thu nhập chuyển nhượng phần vốn góp như sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp: Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%.

Tuy nhiên đối với Công ty cổ phần thì khi chuyển nhượng cổ phần, thuế được tính như trong giao dịch chứng khoán tức là không xem xét việc bán cổ phần lỗ hay lãi vẫn mặc nhiên tính thuế 0.1% giá trị chuyển nhượng.

Trên đây là phân tích đặc điểm, và một số ưu, nhược điểm của 2 loại hình công ty TNHH, và Công ty cổ phần. Việc lựa chọn loại hình công ty nào khi thành lập cần căn cứ trên nhu cầu, đánh giá của mỗi người.

Xem thêm -

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)