Bạn đang chuẩn bị thành lập công ty nhưng lại chưa biết cần phải làm như thế nào? hay phải lưu ý những gì thì hãy tham khảo ngay bài viết này...

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Bạn đang chuẩn bị thành lập công ty nhưng lại chưa biết cần phải làm như thế nào? hay phải lưu ý những gì thì hãy tham khảo ngay bài viết này Luật Hoàng Sa sẽ tư vấn lưu ý trước khi thành lập công ty chi tiết nhất qua bài viết dưới đây.

Tư vấn lưu ý trước khi thành lập công ty

Những điều cần biết khi thành lập công ty

Trước khi thành lập nên một công ty hoặc doanh nghiệp bạn cần phải nắm bắt rõ những điều sau đây?

1. Đáp ứng đủ về điều kiện chủ thể

  • Cần có đủ giấy tờ tùy thân cùa người đại diện về mặt luật pháp cho công ty ( CCCD, CMTND, hoặc hộ chiếu nếu là người nước ngoài đăng ký kinh doanh cần có Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài)
  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
  •  Không thuộc đối tượng không được thành lập Công ty (Công chức, viên chức…)

2. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư

Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập.

Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/cổ đông đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn hợp tác để cùng thành lập công ty.

3. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Thời điểm hiện tại, có 4 loại hình công ty được đăng ký phổ biến là:

Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);

Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);

Công ty cổ phần: Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);

Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao);

Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.

4. Đặt tên công ty

Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố:

“Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”

Xu hướng các doanh nghiệp mới thành lập thường đặt tên liên quan đến những ngành nghề dự định kinh doanh hiện tại và cả các ngành có thể phát triển trong quá trình kinh doanh sau này. Hoặc bạn cũng có thể đặt tên doanh nghiệp ghép kèm các từ tiếng Anh.

Ví dụ:

CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG TRƯỜNG THOA

CÔNG TY JCT VIỆT NAM...

Hiện tại, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng nhiều. Do đó, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn một vài tên dự kiến sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khi đăng ký tỷ lệ thành công cao nhất.

5. Địa chỉ trụ sở công ty

Địa chỉ trụ sở công ty được xác định gồm: 4 cấp

“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”

Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà/ nhà chung cư, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.

6. Ngành nghề kinh doanh

Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

Trước khi thành lập, cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.

7. Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.

Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo hợp tác.

Những điều cần biết khi thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty cần những gì?

Hồ sơ thành lập công ty sẽ bao gồm những giấy tờ dưới đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông (nếu là công ty TNHH 2 TV hoặc công ty cổ phần);
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên/cổ đông (trong vòng 6 tháng);
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người đại diện không tự thực hiện thủ tục.

Hồ sơ thành lập công ty cần những gì

Thủ tục thành lập công ty ra sao?

Hiện tại, bạn có thể nộp hồ sơ thành lập công ty theo các cách dưới đây:

  • Cách 1: Nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Cách 2: Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT tỉnh, thành nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tuy nhiên, với cách này bạn nên liên hệ trước với cơ quan chức năng bởi hình thức tiếp nhận hồ sơ thành lập hiện nay là qua mạng, đối với các tỉnh thành lớn như TP. HCM và Hà Nội.

Trong vòng từ 3 - 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở KH&ĐT sẽ xử lý hồ sơ như sau:

  • Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ;
  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Sau khi điều chỉnh hồ sơ theo thông báo, bạn cần nộp lại và tiếp tục chờ trong vòng 3 - 5 ngày như lần nộp đầu tiên.

Lệ phí đăng ký thành lập công ty: Tùy từng tỉnh, thành.

Thủ tục thành lập công ty ra sao

Những điều cần lưu ý trước khi thành lập công ty

+ Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư;

+ Khắc bảng hiệu và treo bảng tại trụ sở công ty;

+ Lập sổ sách kế toán của Doanh nghiệp;

+ Báo cáo thuế hàng tháng/quý;

+ Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần;

+ Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần;

+ Về thuế môn bài : Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 25/2/2021 sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên hoạt động.

TT Vốn đăng ký (đồng) Mức thu lệ phí môn bài cả năm (đồng/năm)
1 Trên 10 tỷ 3.000.000
2 Từ 10 tỷ trở xuống 2.000.000
3 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh… 1.000.000

 

Những điều cần lưu ý trước khi thành lập công ty

Trên đây là những vấn đề doanh nghiệp cần phải lưu ý trước khi thành lập công ty, nếu bạn đang có nhu cầu thành lập công ty mà vẫn còn đang băn khoăn hoặc cần tư vấn lưu ý trước khi thành lập công ty, vui lòng liên hệ trực tiếp đến Luật Hoàng Sa để được tư vấn cụ thể hơn.


Xem thêm thông tin:


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)