Tội mua bán người. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

ĐIỀU 150. TỘI MUA BÁN NGƯỜI


1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Đối với từ 02 đến 05 người;

g) Phạm tội 02 lần trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

đ) Đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

BÌNH LUẬN

1. Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ, mua bán người được hiểu là việc "coi người như một loại hàng hóa để trao đổi hoặc lợi ích vật chất khác”. Mua bán người theo quy định của Điều 119 Bộ luật hình sự năm 1999 là hành vi của một người coi con người như hàng hóa để mua bán, trao đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Đây là hành vi xâm phạm trực tiếp đến nhân phẩm, danh dự của con người.

Theo quy định mới của Bộ luật hình sự năm 2015, tội phạm này được quy định chi tiết hơn tại Điều 150. Theo điều này, người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau thì cấu thành “Tội mua bán người”:

Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện các hành vi trên.

Quy định này của Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định chi tiết hơn về cấu thành tội phạm, cụ thể là hành vi của người thực hiện tội phạm. Đối tượng của tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt được phân định chi tiết, cụ thể, riêng biệt và phù hợp với thực tiễn hơn; chứ không chỉ quy định chung vào một tội danh là “Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” như Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

2. Các yếu tố cấu thành tội mua bán người

* Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

* Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

+ Có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính. Hành vi này thể hiện dưới hình thức dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác để đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi.

Trên thực tế việc mua bán người được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, thông thường được thực hiện một cách lén lút với các hình thức thanh toán đa dạng có thể bằng tiền, bằng tài sản khác, bằng hàng hóa...

+ Người bị hại phải là người đạt từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trường hợp người bị hại dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán trẻ em.

Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi mua bán người. Nếu việc mua bán người chưa xảy ra thì được coi là phạm tội chưa đạt. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không phụ thuộc vào việc bị hại có biết hay không biết mình bị mua bán.

* Khách thể của tội phạm: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thế, nhân phẩm của con người.

* Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mục đích tội phạm vì vụ lợi (để thu lợi bất chính), tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Lưu ý, nếu nạn nhân tự nguyện bán mình thì người phạm tội vẫn phạm tội này (nạn nhân không phải là đồng phạm)

3. Về hình phạt

Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành hai khung cụ thể như sau:

- Hình phạt chính

Có mức phạt tù từ 2 năm đến 10 năm. Được áp dụng do thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan. Được áp dụng đối với trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

Có mức phạt tù từ 08 năm đến 15 năm, khi thuộc các trường hợp sau:

- Có tổ chức;

- Vì động cơ đê hèn;

- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

- Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Đối với từ 02 đến 05 người;

- Phạm tội 02 lần trở lên.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

- Đối với 06 người trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

- Hình phạt bổ sung (Khoản 3)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)