Tội cố ý truyền HIV cho người khác. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

ĐIỀU 149. TỘI CỐ Ý TRUYỀN HIV CHO NGƯỜI KHÁC


1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với người dưới 18 tuổi;

d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Lợi dụng nghề nghiệp;

e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

b) Đối với 06 người trở lên;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

BÌNH LUẬN

1. Tội cố ý truyền HIV cho người khác là hành vi cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 của Bộ luật hình sự, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt theo Điều 149 Bộ luật hình sự. Điều luật được thiết kế thành 04 khoản với Khoản 1 là cấu thành cơ bản của tội phạm. Khoản 2 và khoản 3 quy định về các trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi. Khoản 4 quy định về các hình phạt bổ sung thể được xem xét áp dụng. 

2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm 

* Chủ thể của tội phạm: Nếu ở Điều 148 chủ thể của tội phạm nhất thiết phải là người bị nhiễm HIV, thì ở Điều 149 chủ thể của tội phạm tội có thể là người bị nhiễm HIV nhưng chủ yếu là người không bị nhiễm HIV, nếu là người bị nhiễm HIV thì vi rút HIV mà họ truyền cho người khác không phải vi rút HIV trong cơ thể của họ mà vi rút từ cơ thể của người khác. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa hai tội này và cũng vì vậy mà điều luật chỉ dùng động từ “truyền” mà không dùng động từ “lây truyền”. 

Hành vi cố ý truyền HIV cho người khác nguy hiểm hơn nhiều so với hành vi lây truyền HIV cho người khác nên nhà làm luật coi hành vi truyền HIV là hành vi phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, còn hành vi lây truyền HIV nhà làm luật chỉ coi là hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng. 

Hành vi phạm tội có thể diễn ra dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Nhưng bản thân từ “cố ý” cho thấy tính chủ động trong thực hiện hành vi của tội phạm. Ở đây có thể kể đến một số hành vi cụ thể. Ví dụ: như bác sĩ cố ý truyền máu bị nhiễm HIV cho các bệnh nhân, một người lấy các dụng cụ chứa vi rút HIV để cố tình thực hiện các hành vi như chích vào da thịt của nạn nhân để truyền HIV cho người khác.

Hậu quả gây ra là người bị truyền HIV bị nhiễm HIV là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với người phạm tội, nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi cố ý truyền HIV cho người khác nhưng nạn nhân lại không bị nhiễm HIV thì thường không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Nhưng đây không phải là trường hợp bắt buộc trong mọi trường hợp. Việc xác định người bị hại có bị nhiễm HIV hay không là căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, nếu kết quả giám định của Hội đồng giám định còn có những vấn đề chưa rõ thì yêu cầu giám định lại.

Hành vi cố ý truyền HIV phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả nạn nhân bị nhiễm HIV. Người bị hại (nạn nhân) là người đã bị truyền HIV và người có hành vi truyền HIV cho họ đã cấu thành tội phạm này rồi, không cần biết người bị hại có bị nhiễm HIV hay không. Nếu người bị hại không bị nhiễm HIV thì hành vi phạm tội thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. 

3. Khung hình phạt 

- Khung 1: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 Bộ luật hình sự năm 2015, Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 

- Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 điều này thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 

- Có tổ chức;

- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

- Đối với người dưới 18 tuổi;

- Đối với từ 02 người đến 05 người;

- Lợi dụng nghề nghiệp;

- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 

- Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp thuộc  Khoản 3, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: 

- Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

- Đối với 06 người trở lên;

- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

- Làm nạn nhân tự sát. 

Khoản 4 Điều 149 quy định người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)