Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282)

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282)


“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tổ chức;

b) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


 

BÌNH LUẬN:

  1. Chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy.
  2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm:
  • Khách thể của tội phạm:

Tội phạm chiếm đoạt máy bay, tàu thủy xâm phạm vào nhiều quan hệ xã hội nhưng trước hết là sự an toàn của ngành hàng không, hàng hải, sau đó là tính mạng, sức khỏe của con người cũng như xâm phạm vào quyền sở hữu về tài sản.

  • Mặt khách quan của tội phạm:
  • Tội phạm thể hiện ở hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy như:

+ Dùng vũ lực để chiếm đoạt máy bay, tàu thủy là dùng sức mạng vật chất tác động vào người chủ phương tiện hay người điều khiển phương tiện, người canh gác trông coi máy bay, tàu thủy để cướp tàu bay, tàu thủy. Hành vi dùng vũ lực thường có sự hỗ trợ của các công cụ phương tiện: dao, súng, gậy…

+ Đe dọa dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ hành động, vũ khí… uy hiếp về mặt tinh thần làm tê liệt sự phản kháng của người chủ phương tiện hoặc người có trách nhiệm trông coi, quản lý phương tiện để chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy. Sự đe dọa thường uy hiếp gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của những người có trách nhiệm: cơ trưởng, tổ lái, nhân viên bảo vệ, thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ…

+ Dùng thủ đoạn khác để chiếm đoạt: lừa đảo, lén lút, công nhiên… để chiếm đoạt máy bay, tàu thủy.

  • Máy bay, tùa thủy nói trong điều luật là máy bay, tàu thủy của nhà nước, của các tổ chức xã hội, của nước ngoài hay của công dân.
  • Tội phạm hoàn thanh khi chủ thể thực hiện một trong các thủ đoạn chiếm đoạt nói trên.
  • Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Người phạm tội có thể có các động cơ mục đích khác nhau nhưng không có động cơ, mục đích chống chính quyền nhân dân. Nếu việc chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì tùy từng trường hợp có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng được quy định tại chương Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

  • Chủ thể của tội phạm: là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)