Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Phân chia lợi nhuận là gì?
Hỏi:
Phân chia lợi nhuận là gì?
Trả lời:
a. Điều kiện phân chia lợi nhuận
Theo Điều 69 Luật doanh nghiệp 2014:“Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.”
Theo Điều 50 Luật doanh nghiệp 2014, đối với công ty TNHH, các thành viên
“được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.”
Trường hợp có thỏa thuận, lợi nhuận kinh doanh sẽ được chia theo thỏa thuận nếu khi góp vốn các thành viên có thỏa thuận về lợi nhuận và phải được ghi trong Điều lệ công ty. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì phần lợi nhuận sẽ được phân chia theo quy định của Luật doanh nghiệp cụ thể là chia theo tỉ lệ phần vốn góp.
Sở dĩ Luật quy định nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế phải được quy định trong Điều lệ là bởi Điều lệ công ty chính là Luật con của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải tuân thủ tuyệt đối, đồng thời hạn chế rủi ro về tranh chấp lợi nhuận giữa các thành viên công ty.
b. Cách thức phân chia lợi nhuận
Các thành viên công tyđược chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Với thành viên góp chưa đủ số vốn đã cam kết thì lợi nhuận được hưởng như thế nào?
=> Thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì chỉ được hưởng quyền và phân chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn đã góp. Ví dụ, khi thành lập, thành viên A cam kết góp vốn vào công ty 03 tỷ đồng chiếm 20% vốn điều lệ công ty. Tuy nhiên, sau 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, anh A mới chỉ góp 1,5 tỷ đồng tương ứng 10% vốn điều lệ thì anh A chỉ được hưởng lợi nhuận tương ứng với 10% vốn mà anh A đã góp. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, anh A phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại và nghĩa vụ phát sinh tương ứng với phần vốn cam kết góp do chậm góp vốn vào công ty.
Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; Chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên và Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần có quyền quyết định phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.
Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Như vậy, dù là loại hình doanh nghiệp gì, lợi nhuận công ty đều chia theo tỷ lệ vốn góp khi đăng ký thành lập công ty. Các thành viên có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc tài sản trị giá được bằng tiền.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí