Tư vấn về thủ tục, hồ sơ giấy tờ để đăng kí kinh doanh cà phê?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Tư vấn về thủ tục, hồ sơ giấy tờ để đăng kí kinh doanh cà phê?

Hỏi:

Tư vấn về thủ tục, hồ sơ giấy tờ để đăng kí kinh doanh cà phê?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật doanh nghiệp 2014;

Nghị định 78/2015/NĐ-CP;

Thông tư 26/2012/TT-BYT

Để mở một quán cà phê bạn có thể lựa chọn các loại hình kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành như: hộ kinh doanh cá thể; doanh nghiệp tư nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên; công ty cổ phần; công ty hợp danh. 

- Nếu lựa chọn quy mô kinh doanh nhỏ, sử dụng dưới 10 lao động thì có thể đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể. Căn cứ vào Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì trình tự thủ tục đăng kí kinh doanh hộ kinh doanh cá thể như sau: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đề nghị đăng ký kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Hồ sơ gồm có:

1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh có các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

2. Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình

3. Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

- Nếu quán cà phê của bạn có trên 10 lao động thì bạn bắt buộc phải thành lập công ty. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà bạn phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/ NĐ – CP và nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh ở các tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở công ty. 

          - Mặt khác, để quán cafe được kinh doanh chính thức, cần phải có chứng nhận của chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm . Theo Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định thì hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

a) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

b) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);

b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

Sau khi chuẩn bị hồ sơ xong, bạn sẽ nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)