Ngân hàng và chủ sở hữu tài sản thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Ngân hàng và chủ sở hữu tài sản thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm.


Về nguyên tắc, khi khách hàng không trả được nợ vay đến hạn mà không được cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ) và không còn nguồn trả nợ, thì bên cho vay (bên nhận bảo đảm – ngân hàng) có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc ngân hàng tự xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ có thể gặp một số vướng mắc nhất định và phát sinh nhiều chi phí không cần thiết ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay sức mua yếu, nền kinh tế còn nhiều khó khăn và thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng.

Cho nên, tài sản bảo đảm rất khó bán và thường có giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản bảo đảm lúc định giá để cho vay. Hơn nữa, tư cách chủ thể tham gia giao dịch mua bán tài sản bảo đảm của ngân hàng vẫn còn có các ý kiến khác nhau.

Trong quá trình thực hiện các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, một số cơ quan chức năng cho rằng, ngân hàng không đủ tư cách đại diện được ủy quyền của chủ sở hữu để bán/chuyển nhượng tài sản bảo đảm vì các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành (pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở…) quy định bên bán/chuyển nhượng tài sản phải là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền. Ngân hàng là một tổ chức có tư cách pháp nhân, nên ngân hàng không thuộc đối tượng được ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, các cơ quan chức năng ở một số địa phương (điển hình là cơ quan công chứng, cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản…) không chấp nhận ngân hàng là người được ủy quyền để bán/chuyển nhượng tài sản bảo đảm cho tổ chức/cá nhân khác. Các cơ quan chức năng này cho rằng, người được ủy quyền để xử lý tài sản bảo đảm chỉ có thể là cá nhân (người), không thể là tổ chức. Bởi vì khoản 1 Ðiều 143 Bộ luật Dân sự 2005 quy định “Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” và khoản 1 Ðiều 139 Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định “Ðại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”.

Ðại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện(4). Do đó, nội dung ủy quyền để xử lý tài sản bảo đảm, dù được quy định trong hợp đồng bảo đảm hoặc được lập thành văn bản riêng, đã không được một số cơ quan chức năng chấp nhận để thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, ngược với quan điểm nêu trên, một số cơ quan và chuyên gia cho rằng, khái niệm “người” trong Bộ luật Dân sự cần được hiểu bao gồm cả pháp nhân và cá nhân. Tiếc thay, quan điểm này lại thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng để bảo vệ vì cả Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn đều không quy định hoặc có giải thích rõ từ “người” trong Bộ luật Dân sự. Chính vì thế, mà quy định “Người xử lý tài sản căn cứ nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm”(5) rất khó được thực hiện thống nhất ở tất cả các địa phương trên cả nước.

Ðể tránh khiếu nại/khởi kiện từ phía khách hàng về việc ngân hàng tự bán/ủy quyền cho tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản bảo đảm, ngân hàng đã phối hợp với bên vay vốn bán tài sản bảo đảm. Hai bên thỏa thuận thuê một tổ chức có chức năng định giá để xác định giá trị tài sản bảo đảm. Trên cơ sở giá tài sản bảo đảm được xác định bởi tổ chức định giá, ngân hàng và bên vay vốn cùng ký hợp đồng với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản (trung tâm dịch vụ bán đấu giá, doanh nghiệp bán đấu giá chuyên nghiệp…).

Căn cứ nội dung thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản, tổ chức có chức năng bán đấu giá thông báo bán đấu giá và mở phiên bán đấu giá tài sản bảo đảm. Kết quả, có khách hàng tham gia đấu giá trả giá mua tài sản bảo đảm không thấp hơn giá khởi điểm được công bố.

Cho nên, theo quy định của pháp luật và quy chế bán đấu giá tài sản, tổ chức có chức năng bán đấu giá phải bán tài sản bảo đảm cho người mua nêu trên.

Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền mua tài sản bảo đảm vào tài khoản của tổ chức có chức năng bán đấu giá, khách hàng đã không được bên bảo đảm bàn giao tài sản bảo đảm, mặc dù việc bàn giao tài sản bảo đảm được lập thành biên bản có sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cấp xã. Bên bảo đảm không chỉ không chịu ký biên bản bàn giao tài sản bảo đảm, mà còn cố tình không di chuyển đồ đạc, phương tiện làm việc và con người ra khỏi khuôn viên tài sản bảo đảm. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm kéo dài và có thể dẫn đến vụ việc được đưa ra Tòa án để giải quyết.

Qua trường hợp nói trên có thể thấy, quy định của Nghị định số 163/2006/NÐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về việc Ủy ban nhân dân xã/phường và cơ quan Công an phối hợp, hỗ trợ ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ là chưa hiệu quả và sát với thực tế. Ðây cũng có thể là lý do mà mới đây, Sở Tư pháp Hà Nội ký Công văn số 1192/STP-BTTP ngày 28/5/2013 gửi Công an thành phố Hà Nội đề nghị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tăng cường phối hợp, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc bàn giao, thu giữ, bảo vệ và xử lý tài sản bảo đảm.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)