Ngân hàng tự phát mại tài sản bảo đảm

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Ngân hàng tự phát mại tài sản bảo đảm.


Trong nhiều trường hợp, việc ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, cầm cố có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí. Hơn nữa, một số trường hợp không còn tồn tại nữa hoặc không hợp tác với ngân hàng để xử lý tài sản bảo đảm vì cho rằng, ngân hàng đã được ủy quyền và được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp/cầm cố tài sản. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, ngoài hạn chế về tư cách bán/chuyển nhượng tài sản bảo đảm nêu trên, ngân hàng còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc sau:

1. Thu giữ tài sản bảo đảm:

Ðể xử lý được tài sản bảo đảm là động sản (chủ yếu là phương tiện vận tải đường bộ và đường thủy: ô tô, tàu thủy, xà lan…), trước hết ngân hàng phải thông báo cho bên bảo đm thực hiện nghĩa vụ bàn giao tài sản bảo đảm. Ðến hết thời hạn theo thông báo mà bên bảo đảm không tự nguyện bàn giao tài sản (chậm nhất 7 ngày đối với động sản hoặc 15 ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm), ngân hàng vẫn tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm để niêm phong, thực hiện thủ tục bán công khai phù hợp với quy định của pháp luật. Việc thu giữ tài sản bảo đảm được lập thành văn bản có sự chứng kiến của chính quyền địa phương và/hoặc cơ quan chức năng, trong đó nêu rõ căn cứ thu giữ, đối tượng thu giữ, thời gian và địa điểm thu giữ. Do pháp luật về giao dịch bảo đảm không quy định, nên khi thu giữ tài sản bảo đảm, ngân hàng phải vận dụng quy định tương tự về thi hành án, biên bản thu giữ tài sản bảo đảm được ký xác nhận của chính quyền địa phương và/hoặc cơ quan chức năng nơi tiến hành thu giữ tài sản thế chấp, cầm cố và nêu rõ việc bên bảo đảm không chịu ký biên bản nếu bên bảo đảm chứng kiến việc thu giữ đó.

Tuy nhiên, khi phương tiện vận tải đang lưu thông, thì ngân hàng khó có thể thu giữ được tài sản đó nếu không có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của công an và chính quyền địa phương. Mặt khác, trường hợp bên bảo đảm có dấu hiệu chống đối, gây cản trở cho việc thu giữ tài sản của ngân hàng, thì cơ quan công an và chính quyền địa phương chưa thực sự quyết liệt phối hợp, hỗ trợ ngân hàng thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm theo đề nghị của ngân hàng. Thực tế, khi nhận được văn bản đề nghị phối hợp, hỗ trợ thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng, cơ quan chính quyền địa phương (ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn) và cơ quan công an chưa coi đấy là nhiệm vụ, trách nhiệm của mình như quy định tại Ðiều 63 Nghị định số 163/2006/NÐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ, thậm chí né tránh vì quan ngại đến trách nhiệm hoặc vì lý do khác.

2. Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua:

Căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm (có công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm), ngân hàng được quyền tự chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ: bên bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm phối hợp bán tài sản bảo đảm, bán đấu giá tài sản bảo đảm, bên cho vay nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm, bên nhận bảo đảm tổ chức bán công khai trên thị trường mà không phải qua thủ tục đấu giá, phương thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Tùy từng trượng hợp cụ thể mà ngân hàng có thể xử lý tài sản bảo đảm theo một trong các phương thức nêu trên.

Ðối với tài sản bảo đảm là động sản, phần lớn ngân hàng tự tổ chức bán tài sản công khai trên thị trường trên cơ sở vận dụng phương thức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá (đăng báo, niêm yết thông báo bán tài sản tại trụ sở, website của ngân hàng và nơi có tài sản). Sau khi tài sản bảo đảm được bán cho người mua, bên nhận bảo đảm phối hợp với người mua làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Tuy nhiên, thực tế cơ quan công chứng yêu cầu ngân hàng ký hợp đồng với tư cách là bên bán tài sản bảo đảm phải có văn bản ủy quyền hợp pháp của chủ sở hữu tài sản và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản không chấp nhận ngân hàng xuất hóa đơn giá trị gia tăng vì tài sản chưa thuộc sở hữu của ngân hàng.

Về vấn đề này, ngân hàng đã nhiều lần bày tỏ quan điểm với cơ quan công chứng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản rằng, nội dung ủy quyền đã được quy định rõ trong hợp đồng thế chấp/cầm cố tài sản, nên ngân hàng (với tư cách là người xử lý tài sản bảo đảm) có quyền căn cứ nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm(6).

Hơn nữa, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm và được quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật các Tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn Bộ luật Dân sự, giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Song, quan điểm này chưa được các cơ quan công chứng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trên cả nước chấp thuận. Ðây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tài sản bảo đảm tồn đọng nhiều, không xử lý được, có giá trị lớn và nợ xấu chưa giảm nhanh, nhất là trong điều kiện bên bảo đảm không hợp tác, phối hợp với ngân hàng để xử lý tài sản bảo đảm, trả nợ.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)