Luật sư tư vấn cấp phép cho thuê lại lao động tại HÀ NỘI.
Cho thuê lại lao động là việc Người lao động giao kết Hợp đồng lao động với một Người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó Người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của Người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với Người sử dụng lao động đã giao kết Hợp đồng lao động trước đó.
Cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh yêu cầu phải có Giấy phép hoạt động được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ áp dụng đối với một số công việc nhất định.
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ xin giấy phép con tại Việt Nam. Đối với dịch vụ xin giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng như sau:
1. TƯ VẤN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG tại HÀ NỘI:
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng và ký hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho người sử dụng lao động khác thuê lại (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê).
- Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng người lao động trong một thời gian xác định nhưng không trực tiếp tuyển dụng mà thuê lại người lao động của doanh nghiệp cho thuê.
- Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê tuyển dụng và ký hợp đồng lao động, sau đó làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động.
-
Các trường hợp không được cho thuê lại lao động gồm:
- Doanh nghiệp cho thuê hoặc bên thuê lại lao động đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc cho thuê lại lao động để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.
- Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động.
- Không có sự đồng ý của người lao động thuê lại.
- Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.
-
Các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động: Theo phụ lục kèm theo Nghị định số 29/2019.
2. ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ CẤP PHÉP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG tại HÀ NỘI:
2.1. Điều kiện bao gồm:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện: Là người quản lý doanh nghiệp; Không có án tích; Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2.2. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài không thuộc đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam thì phiếu lý lịch tư pháp số 1 được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp.
- Các văn bản nêu trên được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng.
- Văn bản chứng minh thời gian đã làm việc của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định 29/2019 là một trong các loại văn bản sau:
- Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bâu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Trường hợp các văn bản quy định 2 loại giấy tờ nêu trên là văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động theo Mẫu.
3. THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CẤP PHÉP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG tại HÀ NỘI:
3.1. Thủ tục cấp giấy phép:
- Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được tiếp nhận khi có đủ các giấy tờ quy định tại Điều 8 Nghị định 29/2019. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với doanh nghiệp.
- Trường hợp hồ sơ không đảm bảo theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
3.2. Thẩm quyền cấp giấy phép:
- Thẩm quyền: UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Thời hạn của giấy phép: 60 tháng và được gia hạn nhiều lần
4. DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN CẤP PHÉP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG tại HÀ NỘI:
- Tư vấn pháp lý và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Tư vấn và hỗ trợ các điều kiện để xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động.
- Đại diện khách hàng liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác sau khi doanh nghiệp được cấp giấy phép.
5. LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 15 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:
MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
- Tập đoàn FPT (FPT Soft, FPT University, FPT shop, Fis ...).
- Công ty Bình Minh (Petro Bình Minh Quảng Ninh).
- Công ty TNHH Osco International (Nhật Bản).
- Tổng công ty Mỏ Việt Bắc - Tập đoàn TKV.
- Công ty CP Licogi13- CMC.
- Công ty CP đầu tư BizMan (Quảng Cáo ngoài trời).
- Công ty TNHH truyền thông Dolphin.
- Công ty Ô tô Hyundai Đông Nam.
- Công ty chứng khoán Vinashin.
- Công ty Dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á - SeaBank AMC.
- Constrexim Holding.
- Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBBank).
- Ngân hàng ShinhanBank tại Việt Nam.
- Công ty giáo dục quốc tế Nhật Bản (tư vấn du học).
- Công ty VnTrip OTA (Du lịch lữ hành).
- & các cá nhân, tổ chức là thân chủ/ khách hàng của Công ty Luật Hoàng Sa tham gia tố tụng tại tòa án, cơ quan tố tụng khác.