Công văn số 207/2024 TANDTC-PC giải đáp án hành chính

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

9_1731558733_77967357d4d8c90b.docx

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 207/TANDTC-PC
V/v thông báo kết quả giải đáp một số vướng mắc trong công tác xét xử vụ án hành chính

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2024

Kính gửi:

- Các Tòa án nhân dân và Tòa án nhân sự;
- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Ngày 13/6/2024, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giải đáp một số vướng mắc trong công tác xét xử vụ án hành chính của các Tòa án. Trên cơ sở các vướng mắc và giải đáp của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao thông báo kết quả giải đáp vướng mắc như sau:

1. Trong vụ án hành chính, Tòa án tuyên bác yêu cầu khởi kiện hủy quyết định hành chính của người khởi kiện. Quá trình xem xét, đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính bị kiện, Tòa án có xem xét và nhận định về quyết định hành chính có liên quan (không bị kiện), Bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Sau đó, người khởi kiện tiếp tục khởi kiện vụ án khác đối với quyết định hành chính (là quyết định hành chính có liên quan đã được xem xét trong vụ án trước). Trường hợp này, Tòa án có được trả lại đơn khởi kiện vì lý do vụ việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính hay không?

Điểm d khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính quy định trong trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện.

Trong quá trình giải quyết vụ án, việc Tòa án xem xét và nhận định về quyết định hành chính có liên quan (không bị kiện) là cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính bị kiện. Trường hợp quyết định hành chính có liên quan (không bị kiện) được ban hành trái pháp luật dẫn đến quyết định hành chính bị kiện trái pháp luật thì Hội đồng xét xử có thẩm quyền hủy cả quyết định hành chính bị kiện và quyết định hành chính liên quan. Trường hợp quyết định hành chính có liên quan (không bị kiện) được ban hành đúng pháp luật thì Tòa án cũng đã nhận định, kết luận trong bản án. Như vậy, mặc dù quyết định hành chính có liên quan không bị kiện nhưng đã được xem xét, giải quyết và được kết luận về tính đúng sai cùng với quyết định hành chính bị kiện nên phải coi là sự việc đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Vì vậy, trường hợp này, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do vụ việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính.

2. Người khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng quyền sử dụng đất đó đã được đem đi thế chấp và Ngân hàng đang giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quá trình giải quyết vụ án có căn cứ xác định việc Ủy ban nhân dân cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng quy định của pháp luật nhưng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là đúng quy định của pháp luật. Trường hợp này, Tòa án có được hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Ngân hàng có được xác định là người thứ ba ngay tình theo quy định tại Điều 133 Bộ luật dân sự 2015 hay không?

Việc xem xét yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vụ án hành chính thực chất là việc xác định tính hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, khi có căn cứ xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị kiện rõ ràng trái pháp luật thì Tòa án phải tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.

Quan hệ thế chấp tài sản liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên và quyền lợi của Ngân hàng sẽ được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự khi đương sự có yêu cầu.

3. Một đương sự có thể vừa yêu cầu một người làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vừa ủy quyền cho người đó làm người đại diện theo ủy quyền hay không?

- Đối với người bị kiện: Theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính, trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình làm người đại diện theo ủy quyền; người bị kiện có thể yêu cầu bất kỳ người nào thuộc trường hợp được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Do đó, trường hợp này người bị kiện chỉ có thể ủy quyền cho cấp phó của mình vừa làm người đại diện, vừa làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

- Đối với người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Pháp luật không cấm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự làm đại diện theo ủy quyền của chính đương sự đó; đồng thời, không cấm người đại diện theo ủy quyền của đương sự được tham gia là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Do đó, một đương sự có thể vừa yêu cầu một người làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vừa ủy quyền cho người đó làm người đại diện theo ủy quyền cho mình nếu người đó thuộc trường hợp được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính, không thuộc trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính.

4. Trường hợp thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính đã hết dẫn đến cần đình chỉ giải quyết mà vụ án còn có yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính đó gây ra thì Tòa án giải quyết như thế nào?

Khoản 1 Điều 7 Luật Tố tụng hành chính quy định: “… Khi giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính, các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết.”

Khoản 2 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước quy định: “Thời hiệu yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được xác định theo thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.”

Như vậy, trường hợp đương sự khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đồng thời có yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra mà thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đã hết thì Tòa án căn cứ điểm g khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính để đình chỉ giải quyết vụ án.

5. Tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra có được xác định là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu quy định tại Điều 173 Luật Tố tụng hành chính không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Tố tụng hành chính, khoản 2, khoản 4 Điều 4 Thông tư số 02/2023/TT-TANDTC ngày 24/8/2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều 55 của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước về giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án thì việc đương sự bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại tại phiên tòa sơ thẩm là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu theo quy định tại Điều 173 Luật Tố tụng hành chính. Tòa án không giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại mà giải thích cho đương sự để họ khởi kiện yêu cầu cơ.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)