Qua công tác tổng kết thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về một số vướng mắc khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

532_1629352196_18611df1046fdd1.pdf

 

Công văn số 02/2021 Toà án tối cao giải đáp trong xét xử

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/TANDTC-PC
V/v giải đáp một số vướng mắc trong xét xử

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự;
- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Qua công tác tổng kết thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về một số vướng mắc khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

I. VỀ HÌNH SỰ

1. Trong vụ án hình sự có đồng phạm bị Tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất côn đồ” hoặc tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội có tính chất côn đồ” theo quy định của Bộ luật Hình sự, đối với đồng phạm khác là người phạm tội có vai trò không đáng kể, không trực tiếp tham gia thực hiện hành vi phạm tội thì khi xét xử có được cho hưởng án treo không?

Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15-5-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo thì người phạm tội là người côn đồ thuộc trường hợp không cho hưởng án treo. Như vậy, trường hợp người phạm tội bị Tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất côn đồ” hoặc tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội có tính chất côn đồ” theo quy định của Bộ luật Hình sự thì thuộc trường hợp không cho hưởng án treo.

Tuy nhiên, đối với vụ án hình sự có đồng phạm, khi xét xử Tòa án phải xem xét, đánh giá tính chất, vai trò, hành vi phạm tội của từng đồng phạm để xác định có thuộc trường hợp “phạm tội có tính chất côn đồ” hay không.

2. Do có mâu thuẫn nên P, L đã đánh nhau với Y. Y đã dùng lưỡi dao lam gây thương tích cho P 14%, L 44%. Vậy Y bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại hai điểm c, d khoản 3 hay chỉ điểm c hoặc điểm d khoản 3 Điều 134 của Bộ luật Hình sự?

Trường hợp này, Y bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 3 Điều 134 của Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, Y còn gây thương tích cho P 14% nên khi lượng hình cần xem xét cả hậu quả này.

3. Trường hợp bị cáo phạm tội lúc chưa đủ 70 tuổi. Tại thời điểm xét xử, bị cáo đã trên 70 tui thì có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự hay không?

Quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự không phân biệt người phạm tội là người đã đủ 70 tuổi trở lên tại thời điểm phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trường hợp khi phạm tội bị cáo chưa đủ 70 tuổi nhưng trong quá trình xét xử họ đã đủ 70 tuổi trở lên thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” đối với họ.

4. Người sử dụng phương tiện giao thông của người khác gây tai nạn thì thiệt hại đối với tài sản này có bị coi là gây “thiệt hại cho người khác” quy định tại khoản 1 Điều 260 của Bộ luật Hình sự không?

Thiệt hại cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 260 của Bộ luật Hình sự được hiểu là thiệt hại không bao gồm thiệt hại của người gây tai nạn và phương tiện mà người gây tai nạn sử dụng. Do đó, trường hợp nêu trên không coi thiệt hại từ chính phương tiện mà họ điều khiển là “thiệt hại cho người khác” dù đó không phải là tài sản của họ.

5. Thế nào được coi là đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án khi xét tha tù trước thời hạn có điều kiện?

Khoản 1 Điều 591 của Bộ luật Dân sự quy định: “Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: ...Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng...”.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng cũng là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án thì chỉ được coi là đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại để xét tha tù trước thời hạn có điều kiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đã thực hiện xong hoàn toàn nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án;

- Đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 01 lần và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là đã hoàn thành việc cấp dưỡng;

- Đã thực hiện được một phần nghĩa vụ cấp dưỡng và có thỏa thuận, xác nhận của đại diện hợp pháp của người được nhận cấp dưỡng về việc tiếp tục thực hiện hoặc không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

- Chưa thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng có thỏa thuận, xác nhận của người đại diện hợp pháp của người được nhận cấp dưỡng về việc không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

6. Người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác thuê, mượn địa điểm hoặc có hành vi khác để chứa chấp người nghiện ma túy cùng sử dụng trái phép chất ma túy thì có bị xử lý hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 256 của Bộ luật Hình sự hay không?

Theo hướng dẫn tại điểm b tiết 7.3 mục 7 phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24-12-2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì: "b) Người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy tại địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy; đối với người nào có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)