Công văn giải đáp số 206/2022 của Tòa án tối cao, Ngày 28/3/2022, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

416_1672290942_38163ad227f0023a.docx

 

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

—————

Số: 206/TANDTC-PC

V/v thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử

Công văn giải đáp số 206/2022 của Tòa án tối cao

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

—————————

                Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2022

 

    Kính gửi:

 

- Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự;

- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Ngày 28/3/2022, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức       Hội nghị trực tuyến giải đáp một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính và công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Trên cơ sở các vướng mắc và giải đáp của Hội đồng      Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao thông báo kết quả giải đáp một số vướng mắc trong công tác xét xử như sau:

I. HÌNH SỰ

1. Người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì có thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu” hay không?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị kết án được coi là không có án tích. Do vậy, trường hợp người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu”.

2. Trường hợp vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm thì Tòa án xử lý như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự thì:

“1. Việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện như sau:

a) Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

b) Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

c) Vật chứng khác không thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm a và        điểm b khoản 1 Điều này thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP       nêu trên, đối với vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm Tòa án sẽ tuyên tịch thu hoặc tiêu hủy.

3. Người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì phạm tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 345 Bộ luật Hình sự hay tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 178 Bộ luật Hình sự hay cả hai tội?

Trường hợp người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh mà hành vi hủy hoại đã làm cho tài sản của khu di tích bị hư hỏng hoặc mất giá trị sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Hình sự nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)