Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

ĐIỀU 160. TỘI XÂM PHẠM QUYỀN CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ, ỨNG CỬ HOẶC BIỂU QUYẾT KHI NHÀ NƯỚC TRƯNG CẦU Ý DÂN


1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

BÌNH LUẬN

1. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân là hành vi lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

* Khách thể: Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân xâm hại đến các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Cụ thể là các quyền bầu cử, ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

* Mặt khách quan: Tội phạm được thực hiện thông qua một trong những hành vi sau: 1) lừa gạt - là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để khiến người khác cả tin, mắc sai lầm mà từ bỏ, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử, biểu quyết không đúng với sự nhận thức và nguyện vọng của họ; 2) mua chuộc - là hành vi đưa tiền hoặc lợi ích khác để dụ dỗ và lôi kéo người khác để họ từ bỏ, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử, biểu quyết không đúng với sự nhận thức và nguyện vọng của họ; 3) cưỡng ép - là hành vi dùng bạo lực (bạo lực thân thể, bạo lực kinh tế hoặc bạo lực tinh thần) để đe dọa, uy hiếp người khác khiến họ từ bỏ, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử, biểu quyết không đúng với sự nhận thức và nguyện vọng của họ; 4) thủ đoạn khác - là bất kỳ hành vi nào khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử, hoặc biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội song lại là tình tiết được Tòa án cân nhắc khi quyết định hình phạt hoặc cũng có thể trở thành tình tiết định khung tăng nặng ở Khoản 2 của điều luật.

* Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

* Chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

3. Về hình phạt

Người phạm tội theo Khoản 1 Điêu 160 Bộ luật hình sự có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp như: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 160 Bộ luật hình sự.

Ngoài ra, chủ thể phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 160 Bộ luật hình sự.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)