Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238)

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238)


Theo điều 238, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 303 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Xây nhà, công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai;

b) Làm hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

c) Khoan, đào thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép;

d) Sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp do luật định;

đ) Vận hành hồ chứa nước không đúng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa; vận hành công trình phân lũ, làm chậm lũ không đúng với quy trình, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm chết người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 02 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông thì mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm.


 

BÌNH LUẬN:

  1. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt hại về tài sản giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Đây là một tội danh mới được BLHS 2015 sửa đổi bổ sung trong các quy định liên quan đến tội phạm về môi trường, đáp ứng tình hình phát triển và đấu tranh, phòng, chống tội phạm ở nước ta.

  1. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm:
  • Khách thể của tội phạm: Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông xâm phạm đến an ninh, an toàn của các công trình thủy lợi, đê điều, xâm phạm đến các quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; quy định về bảo vệ bờ, bãi sông, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe của cá nhân hoặc thiệt hại nghiêm trong về tài sản.
  • Mặt khách quan của tội phạm:
  1. Hành vi khách quan: tội này vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông.

Trong tội này các nhà làm luật đã xác định rõ các hành vi được thể hiện dưới dạng hành động. Theo Khoản 1 Điều 238 BLHS 2015 sửa đổi, các loại hành vi khách quan sau được dùng làm dấu hiệu định tội cho tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông:

  • Xây nhà, công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai;
  • Làm hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
  • Khoan, đào thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép;
  • Sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp do luật định;
  • Vận hành hồ chứa nước không đúng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa; vận hành công trình phân lũ, làm chậm lũ không đúng với quy trình, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền.
  1. Hậu quả:

Hậu quả là dấu hiệu cấu thành bắt buộc của tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông. Theo đó, một hành vi được xác định là phạm tội theo Điều 238 nếu gây ra 1 trong các hậu quả sau:

  • Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lện tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên.
  • Thiệt hại về tài sản: từ 100.000.000 đồng trở lên.
  • Chủ thể của tội phạm:
  • Không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của BLHS thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
  • Pháp nhân thương mại cũng có thể là chủ thể của tội này.
  • Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý

Các tình tiết tăng nặng:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
  • Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Pháp nhân gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm.
  1. Về hình phạt:
  • Đối với cá nhân:
  • Khung cơ bản: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
  • Khung tăng nặng:

+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 02 năm đến 05 năm.

  • Đối với pháp nhân thương mại:
  • Khung cơ bản: phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
  • Khung tăng nặng:

+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng

+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

+ Khung tăng nặng thứ ba: đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)