Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù và mức phạt tù.
Theo điều 387, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù như sau:
1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù thì mức phạt tù cao nhất lên đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bình luận
1. Đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, đang bị xét xử, được hiểu là hành vi giải thoát cho người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử khỏi sự quản lý của lực lượng làm nhiệm vụ canh gác, quản lý, dẫn giải.
2.Các yếu tố cầu thành tội đánh tháo người bị bắt, bị giam giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù:
* Mặt khách quan
Có hành vi đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử. Được thể hiện qua hành vi tạo điều kiện cho các đối tượng nêu trên thoát (giải thoát) khỏi sự quản lý, giám sát của lực lượng canh gác, quản lý, dẫn giải họ. Hành vi trên thông thường được thực hiện bằng:
Dùng vũ lực đến giải thoát người bị giam, giữ, người đang dẫn giải, người đang bị xét xử. Tức dùng sức mạnh vật chất (có sử dụng hoặc không sử dụng hung khí, vũ khí) như đấm, đá, đánh bằng gậy gộc, dùng dao chém…để uy hiếp, vô hiệu hóa sự kháng cự của lực lượng canh gác, quản lý, dẫn giải tạo điều kiện cho các đối tượng nêu trên trốn thoát.
Dùng các thủ đoạn khác để giải thoát cho người đang bị giam, giữ người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử nhữ đánh thuốc mê, lừa dối, giả mạo chức vụ…để đưa các đối tượng nêu trên thoát khỏi sự quản lý của lực lượng canh gác, quản lý, dẫn giải.
Việc thực hiện các hành vi nêu trên, phải không thuộc trường hợp giải thoát các đối tượng với mục đích chống chính quyền nhân dân.
* Khách thể
Hành vi phạm tội nêu trên đã xâm phạm đến chế độ tạm giam, tạm giữ trong giai đoạn điều tra. Truy tố, xét xử vụ án hình sự và chế độ giam giữ, cải tạo phạm nhân, đồng thời xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hình sự.
* Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
* Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
3. Về hình phạt
+ Khung 1 (khoản 1): Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
+ Khung 2 (khoản 2): Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
- Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.
+ Hình phạt bổ sung (khoản 3): người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí