Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tính từ ngày nào? Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tính từ ngày lập biên bản hay từ ngày có quyết định xử phạt hay ngày vi phạm?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hỏi:

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tính từ ngày nào?

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tính từ ngày lập biên bản hay từ ngày có quyết định xử phạt hay ngày vi phạm? Lãi chậm nộp phạt sẽ tính từ ngày nào ạ? Xin cảm ơn!

 

Trả lời: 

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông được quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:

“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật”

          Như vậy Thời hạn nộp vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quyết định xử phạt có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn của quyết định.

Lãi chậm nộp phạt sẽ tính từ ngày nào?

Hiện nay, nếu quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, tổ chức, cá nhân không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Đồng thời, căn cứ Thông tư 153/2013/TT-BTC sửa đổi bổ sung tại Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 105/2014/TT-BTC cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Theo đó: Tiền nộp phạt = Tiền phạt chưa nộp + (Tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)

Và nếu người vi phạm không chịu nộp phạt, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP gồm:

- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập;

- Khấu trừ tiền từ tài khoản tại Ngân hàng;

- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

- Thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản…

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)