Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Hỏi:
Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng những chế độ gì?
Đáp:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (Khoản 1 Điều 142 BLLĐ).
* NLĐ bị tai nạn lao động được hưởng những chế độ sau:
(Khoản 1 Điều 144 BLLĐ)
(Khoản 2 Điều 144 BLLĐ)
(Khoản 1 Điều 39 BLLĐ)
(Khoản 3 Điều 144; Khoản 3,4 Điều 145 BLLĐ)
- NLĐ bị tai nạn lao động không do lỗi của họ và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được bồi thường với mức như sau:
+ Suy giảm 5%-10% khả năng lao động: ít nhất 1,5 tháng lương theo HĐLĐ; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết: ít nhất 30 tháng tiền lương theo HĐLĐ (NLĐ chết thì bồi thường cho người thân của họ).
- NLĐ bị tai nạn lao động do lỗi của người đó: được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường trên
(Khoản 1,2 Điều 145 BLLĐ; Điều 42,43,46, 47,48,49,50,51,52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Đối tượng hưởng: NLĐ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trừ người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại nước ngoài và cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
- Điều kiện hưởng:
+ Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
* Chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội:
- Trợ cấp một lần (Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội):
+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%
+ Mức trợ cấp :
- Trợ cấp hàng tháng (Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội):
+ NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên
+ Mức trợ cấp:
=> Thời điểm hưởng trợ cấp: tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.
- Được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật trong trường hợp người lao động bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể (Điều 49).
- Trợ cấp phục vụ (Điều 50):
+ Chi trả cùng với trợ cấp hàng tháng
+ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần
+ Mức trợ cấp: bằng mức lương cơ sở.
- Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động (Điều 51):
+ Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động hoặc trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động
+ Mức trợ cấp: 36 lần mức lương cơ sở
+ Người hưởng: thân nhân người lao động đã chết
- Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật (Điều 52)
+ Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
+ Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
* NLĐ muốn hưởng chế độ tai nạn lao động của bảo hiểm xã hội phải nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội
* Trường hợp NLĐ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng người sử dụng lao động chưa đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì các khoản trợ cấp nêu trên do NSDLĐ chi trả. NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận với nhau về hình thức trả: một lần hoặc hàng tháng (khoản 2 Điều 145 BLLĐ).
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí