Chế độ trợ cấp mất việc, chế độ trợ cấp thôi việc quy định thế nào?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hỏi:

Chế độ trợ cấp mất việc, chế độ trợ cấp thôi việc quy định thế nào?

 

Đáp:

*Trợ cấp mất việc làm:

- Quy định tại Điều 49, khoản 5 Điều 56 Bộ luật Lao động 2012, trích dẫn tới Điều 44,45 BLLĐ; Khoản 2,3,4,5 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

- Trách nhiệm trả trợ cấp: NSDLĐ, doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

- Trường hợp trả trợ cấp: NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do không thể giải quyết được việc làm mới cho NLĐ khi:

+ NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế. Cụ thể:

  • Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
  • Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
  • Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ.

=> vị trí việc làm của NLĐ không còn do có người khác đảm nhiệm, công việc không còn hoặc đã được máy móc thay thế

  • Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
  • Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế

=> doanh nghiệp thu hẹp hoặc dừng sản xuất kinh doanh, vị trí việc làm không còn

+ Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã

- Điều kiện trả trợ cấp: NLĐ đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên

- Mức trợ cấp: Mỗi năm làm việc (đủ 12 tháng) ->01 tháng lương.

Trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc. NLĐ làm việc từ đủ 12 - dưới 18 tháng: trợ cấp ít nhất 02 tháng lương

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp = Tổng thời gian NLĐ làm việc thực tế - thời gian NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp – thời gian đã được NSDLĐ trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

+ Tổng thời gian NLĐ làm việc thực tế bao gồm: thời gian NLĐ làm việc, thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ; thời gian được NSDLĐ cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ, nghỉ hàng tuần, nghỉ được hưởng nguyên lương, nghỉ để hoạt động công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

+ Thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian NSDLĐ đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và thời gian NSDLĐ đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Tiền lương để tính trợ cấp: Tiền lương trung bình theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền trước đó.

- Thời hạn trả trợ cấp: 07 ngày, có thể được gia hạn trong trường hợp đặc biệt nhưng không quá 30 ngày.

 

*Trợ cấp thôi việc

- Quy định tại khoản 2 Điều 42, Điều 48, Điều 56 BLLĐ; Khoản 1,3,4,5 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

- Trách nhiệm trả trợ cấp: NSDLĐ, doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

- Trường hợp trả trợ cấp: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm cả trường hợp do NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Ngoại trừ:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động do NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật,
  • Do NSDLĐ cho NLĐ thôi việc vì thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế và các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp (Trường hợp này NLĐ được hưởng trợ cấp mất việc),
  • NLĐ đủ điều kiện được hưởng lương hưu.

- Điều kiện trả trợ cấp: NLĐ đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên

- Mức trợ cấp: Mỗi năm làm việc (đủ 12 tháng) ->1/2 tháng lương.

Trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

- Thời gian làm việc, tiền lương để tính trợ cấp,thời hạn trả trợ cấp: Như trợ cấp mất việc làm

Trường hợp đặc biệt: Sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động thì NSDLĐ có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian NLĐ đã làm việc cho mình và thời gian NLĐ đã làm việc cho NSDLĐ trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)