Không đồng ý giá bồi thường khi thu hồi đất được không? Nếu người dân không đồng ý thì có bị cưỡng chế thu hồi đất hay không?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hỏi:

Không đồng ý giá bồi thường khi thu hồi đất được không?

Quy trình chi tiết thỏa thuận giá bồi thường khi doanh nghiệp tự bồi thường cho người dân được pháp luật quy định như thế nào? Nếu người dân không đồng ý thì có bị cưỡng chế thu hồi đất hay không? Xin cảm ơn!

 

Trả lời:

Thứ nhất, quy trình thỏa thuận giá bồi thường khi doanh nghiệp tự bồi thường cho người dân được pháp luật quy định như sau:

Đối với cơ chế tiếp cận đất đai theo cơ chế Nhà đầu tư tự thỏa thuận với người sử dụng đất quy định tại Điều 73 Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), giá đất được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất theo pháp luật về dân sự, Nhà nước không can thiệp vào giá thỏa thuận của các bên.

Người dân được thỏa thuận với chủ đầu tư về giá bồi thường phù hợp với loại đất của người dân được công nhận mục đích sử dụng theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tham khảo Bảng giá đất được quy định tại Nghị định 96/2019/NĐ-CP )

Quá trình tự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người có đất được quy định tại Điều 4 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT như sau:

- Chủ đầu tư gửi văn bản đến cơ quan tài nguyên và môi trường nơi có đất đề nghị thu hồi đất để cho chủ đầu tư thuê;

- Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện như quy định về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:

- Chủ đầu tư có trách nhiệm ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền thuê đất phải nộp; mức được trừ không vượt quá tiền thuê đất phải nộp.

Thứ hai, người dân không đồng ý thỏa thuận về việc bồi thường của doanh nghiệp:

Ngoài dự án quy định tại Điều 61, 62 Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì những dự án khác đã được phê duyệt sẽ do chủ đầu tư trực tiếp thỏa thuận với người dân thông qua các hình thức quy định tại điều 73 Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018). Trường hợp này người có đất nằm trong diện quy hoạch có thể thỏa thuận trực tiếp với chủ đầu tư về giá đất bồi thường.

Nếu chưa đồng thuận, hai bên căn cứ theo quy định của pháp luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tiếp tục thương lượng để đạt được thỏa thuận trên cơ sở hài hòa, đảm bảo quyền lợi của mỗi bên.

Nếu hai bên không thể thỏa thuận mức giá bồi thường thì bên dự án không có quyền thực hiện dự án trên đất nhà bạn.

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.” Theo đó, cưỡng chế thu hồi đất là việc là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành khi có quyết định thu hồi đất mà người sử dụng đất không chấp hành.

Như vậy, khi người dân không đồng ý bồi thường của doanh nghiệp thì sẽ không bị cưỡng chế thu hồi đất.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)