Công an cấp xã có được thu giữ đồ đạc của nhà hàng ăn, uống không? Việc tịch thu tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật khi có sự phân công chỉ đạo

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hỏi:

Công an cấp xã có được thu giữ đồ đạc của nhà hàng ăn, uống không?

 

Đáp:

Trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn (Công an cấp xã) được thực hiện theo điều 9 khoản 6 Pháp lệnh Công an xã 2008 như sau:

“6. Công an xã/phường tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.”

Như vậy, có thể thấy Công an cấp xã có nghĩa vụ thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Việc tịch thu tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật khi có sự phân công chỉ đạo (chẳng hạn tang vật trong các vụ án hình sự). Do đó, nếu đồ đạc của các nhà hàng, quán ăn, café là vật chứng hay được phân công chỉ đạo theo quy định của pháp luật thì công an cấp xã có thể thu giữ nhưng phải thực hiện đầy đủ quy trình đó là lập biên bản và ra quyết định về việc thu giữ.

Ngoài ra, các nhà hàng, quán cafe nếu vi phạm pháp luật hành chính thì tuỳ hành vi vi phạm có thể bị xử phạt và bị thu giữ tài sản. Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) cũng quy định về việc tịch thu tài sản đối với một số vi phạm hành chính mà công an cấp xã có thẩm quyền thực hiện điều này theo quy định tại Điều 39 luật xử lý vi phạm hành chính.

Vi phạm hành chính có thể xảy ra phổ biến nhất đối với các nhà hàng, quán ăn, café là vi phạm hành chính về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vi phạm này được điều chỉnh bởi Nghi định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP). Ví dụ, Nếu nhà hàng, quán ăn, café vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản thì có thể chịu hình thức phạt bổ sung theo Điều 11 nghị định này là tịch thu tang vật:

“8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;

b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5, điểm d khoản 6 Điều này;

c) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại Điều này.”

Trong trường hợp này thẩm quyền của Công an phường được quy định tài Điều 30 Nghị định 115/2018/NĐ-CP:

“Điều 30. Thẩm quyền của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;”

Điều này được sửa đổi bổ sung bởi tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP)

17. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 30 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:

“2. Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:”;

b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:

“3. Trưởng Công an cấp xã; Trưởng đồn Công an; Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Thủy đội trưởng có quyền:”;

c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:

“b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức;”;

Như vậy, đối với trường hợp này, chỉ Trưởng công an cấp xã có thể tịch thu tài sản của tổ chức vi phạm hành chính này (miễn là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10 triệu). Trưởng công an cấp xã có thể phân công cán bộ công an dưới quyền thực hiện việc tịch thu nhưng người có thẩm quyền quyết định việc tịch thu này vẫn phải là Trưởng công an cấp xã và phải lập biên bản về việc tịch thu.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)