Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Bộ luật hình sự)


1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.


 

BÌNH LUẬN:

Hiểu nôm na tái phạm là việc lặp lại hành vi phạm tội, nghĩa là trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới đều được xem là tái phạm quy định tại Điều luật này. Cụ thể để đảm bảo tái phạm phải đảm bảo 2 điều kiện:

(1) Đã bị kết án và chưa xóa án tích

(2) Phạm tội do cố ý hoặc phạm tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Như vậy có những trường hợp loại trừ sau đối với tái phạm:

- Thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị kết án hoặc đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích;

- Phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý.

Tuy nhiên, đã bị kết án phải hiểu như thế nào cho đúng và thống nhất thì hiện nay chưa có. Có quan điểm cho rằng đã bị kết án thì bản án đó phải là bản án đã có hiệu lực pháp luật, có quan điểm cho rằng chỉ cần có bản án thì đã được xem là bị kết án mà không cần phải đợi đến khi bản án đó có hiệu lực. Riêng tác giả đồng ý với quan điểm rằng đã bị kết án phải hiểu là bản án đã được tuyên và có hiệu lực pháp luật, trong trường hợp bản án chưa có hiệu lực nếu có hành vi phạm tội mới thì hoàn toàn có thể áp dụng tổng hợp nhiều bản án và như vậy không cần phải áp dụng tình tiết tái phạm nữa vì khi đó nó sẽ trở nên thừa.

Tái phạm nguy hiểm bao gồm 2 trường hợp:

Trường hợp 1:

(1) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích

(2) Phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

Từ trường hợp này có thể thấy rằng rất dễ xảy ra sự nhầm lần giữa tái phạm và tái phạm nguy hiểm, bởi lẽ như đã phân tích điều kiện để thỏa mãn tái phạm bao gồm:

(1) Đã bị kết án và chưa xóa án tích

(2) Phạm tội do cố ý hoặc phạm tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Như vậy tái phạm bao gồm trong đó có cả tái phạm nguy hiểm, nghĩa là nếu thỏa điều kiện tại phạm nguy hiểm (trường hợp 1) thì đương nhiên sẽ thỏa điều kiện tái phạm nhưng nếu thỏa điều kiện tái phạm thì chưa chắc đã là tái phạm nguy hiểm. Do đó hơi ngược một xíu nhưng đầu tiên chúng ta phải xem xét có tại phạm nguy hiểm hay không, nếu không thì mới xét đến có thỏa điều kiện tái phạm hay không chứ không phải làm ngược lại.

Trường hợp 2:

(1) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích

(2) Phạm tội do cố ý

Đây là trường hợp dễ nhận biết và không thể bị nhầm lẫn với trường hợp tái phạm do điều kiện cần đầu tiên là phải tái phạm rồi, tức hành vi phạm tội gần nhất tối thiểu phải là hành vi phạm tội thứ 3. Trường hợp này có 1 khả năng không bị xem là tái phạm nguy hiểm khi hành vi phạm tội thứ 3 đó là hành vi phạm tội do vô ý (không cần xét đến tính loại tội phạm đã thực hiện là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng).

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)