Điều 10. Cố ý phạm tội theo Bộ luật hình sự

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Điều 10. Cố ý phạm tội


Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.


 

Bình Luận

Chương III chủ yếu tập trung làm rõ các thành tố cấu thành tội phạm, như đã phân tích tại khái niệm tội phạm thì lỗi là một trong 4 yếu tố được đưa ra để xem xét đánh giá một hành vi đã xảy ra có phải là tội phạm hay không, nếu có thì mức độ như thế nào. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu, phân loại các bản dạng lỗi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Điều này, các nhà làm luật đưa ra khái niệm về lỗi cố ý cũng như căn cứ để phân loại lỗi cố ý. Cụ thể:

Lỗi cố ý trực tiếp: được xác định dựa trên mức độ nhận thức của người thực hiện hành vi. Trong các loại lỗi thì lỗi cố ý trực tiếp thể hiện sự nhận thức và mức độ quyết tâm cao nhất của người thực hiện. Sự nhận thức được thể hiện dưới ba góc độ khác nhau, thứ nhất đó là nhận thức được mức độ nguy hiểm, nghĩa là người phạm tội nhận diện được hành vi mà mình đang hoặc sắp thực hiện sẽ gây ra nguy hiểm cho xã hội, sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ nếu hành vi được thực hiện là nó sẽ xâm phạm đến một đối tượng cụ thể nào đó. Thứ hai nhận thức được hậu quả, người thực hiện hành vi bên cạnh nhận diện được mức độ nguy hiểm thì họ còn thấy được hậu của nó như thế nào, dự liệu được một cách chính xác và đúng đắn những hậu quả mà hành vi mang lại. Và không có việc người thực hiện hành vi sẽ mơ hồ, không xác định được hậu quả là gì, khi trong suy nghĩ người phạm tội nghĩ về một hành vi mà họ sẽ thực hiện thì đồng thời họ cũng đã thấy trước được hậu quả xảy ra, hai vấn đề này tiếp diễn liên tục, liền kề nhau và nhiều trường hợp thậm chí người phạm tội nghĩ đến hậu quả trước và tìm cách thực hiện hành vi tương ứng để hậu quả xảy ra như mong muốn. Thứ ba là nói đến tính quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng của người phạm tội “mong muốn hậu quả đó xảy ra”, sự mong muốn này biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các đặc điểm như: không chấm dứt hành vi, thực hiện hành vi cho đến khi nào hậu quả xảy ra hay nói cách khác hậu quả chính là mục đích cuối cùng. Như vậy trong chuỗi nhận thức của người thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp chính là biểu hiện của ý chí và quyết tâm cao nhất trong các loại lỗi, đi từ suy nghĩ và hiện thực hóa đến hành động.

Lỗi cố ý gián tiếp: sự khác biệt cơ bản giữa lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp được thể hiện ở khía cạnh tâm lý người phạm tội. Hai loại lỗi này các chủ thể đều nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đều nhận thức được hậu quả mà hành vi mang lại. Tuy nhiên với lỗi cố ý gián tiếp thì cần phải khẳng định, người phạm tội không hề mong muốn hậu quả đó xảy ra trên thực tế hay nói cách khác hậu quả không nằm trong kế hoạch hành động của họ. Việc hậu quả có xảy ra hay không không phải là đích đến cuối cùng. Sự bỏ mặc thể hiển ở việc người phạm tội không quan tâm, hậu quả xảy ra cũng được hoặc không xảy ra cũng được. Mục đích của người phạm tội đã có thể đạt được ở giai đoạn trước đó hoặc thực hiện hành vi nhưng lại hướng đến một mục đích khác.

Tuy nhiên khi xem xét, nghiên cứu về lỗi cố ý, nhiều quan điểm cho rằng việc phân loại lỗi cố ý thành lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp là không cần thiết. Bởi lẽ một người khi họ đã nhận thức được một cách đầy đủ về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy trước hậu quả xảy ra mà vẫn thực hiện thì cho dù họ có mong muốn hay không mong muốn thì hậu quả cũng đã xảy ra trên thực tế. Việc nhận thức đầy đủ nhưng vẫn thực hiện hành vi đã chứng tỏ một quyết tâm và ý chí của người phạm tội. Pháp luật hình sự nghiêm cấm các chủ thể xâm phạm đến các mối quan hệ được qui định trong bộ luật này, do vậy việc không hành động hoặc hành động để tránh xâm hại và bảo vệ các mối quan hệ đó là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức. Chính vì vậy, việc cho rằng không mong muốn hậu quả xảy ra trong khi đã nhận thức và dự liệu một cách chính xác hậu quả mà vẫn thực hiện hành vi là hoàn toàn không có cơ sở.


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)