Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Bình luận:
Trước đây Bộ Luật hình sự 1999 đưa việc phân loại vào Điều 8 khái niệm tội phạm. Tuy nhiên qui định này vô hình dung gây ra sự nhầm lẫn về thuộc tính của tội phạm, cụ thể các loại tội phạm chỉ là việc phân hóa mức độ chịu trách nhiệm hình sự, là sự chi tiết hóa cho một hành vi khi bị xem là cấu thành tội phạm.
Việc phân loại tội phạm được xem xét dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Theo đó tùy vào mức độ mà áp dụng loại hình phạt tương thích, đảm bảo được tính răn đe cũng như yếu tố giáo dục. Ngay tại Điều 1 Bộ luật hình sự hiện hành, chúng ta đã nhận thức rõ được chức năng, nhiệm vụ của luật hình sự. Nó là công cụ hữu hiệu của giai cấp cầm quyền trong việc bảo vệ chế độ, bảo vệ các mối quan hệ trong xã hội, được sử dụng để nhằm răn đe, ngăn chặn, uốn nắn cũng như trừng phạt và giáo dục đối với các hành vi xâm phạm. Chính vì vậy mà việc phân loại tội phạm có ý nghĩa to lớn trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Trách nhiệm hình sự của các chủ thể vi phạm được xác định ngay tại giai đoạn đầu và từ đó định hướng được các chế tài xử lý phù hợp.
Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà tội phạm được pháp luật hình sự phân thành 4 loại như sau:
- Tội ít nghiêm trọng
- Tội nghiêm trọng
- Tội rất nghiêm trọng.
- Tội đặc biệt nghiêm trọng.
Sự phân hóa các loại tội phạm được thực hiện theo tính chất nghiêm trọng tăng dần và tương ứng với đó là loại hình phạt và mức khung hình phạt cũng tăng dần. Nếu trước đây việc phân loại hình phạt và khung hình phạt để áp dụng cho mỗi loại tội phạm được thực hiện theo phương thức áp mức tối đa thì hiện nay các nhà làm luật đã liệt kê một cách chi tiết, rõ ràng giúp việc vận dụng luật được thuận tiện hơn.
Tương tự chủ thể là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội, pháp nhân thương mại khi có các hành vi xâm phạm các mối quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ cũng phải chịu những chế tài tương ứng với từng loại tội phạm nhất định.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí