Điểm mới của nghị định số 09/2018/NĐ-CP về cấp phép kinh doanh Công ty nước ngoài

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Điểm mới của nghị định số 09/2018/NĐ-CP về cấp phép kinh doanh Công ty nước ngoài.


Một số điểm mới của Nghị định 09/2018/NĐ-CP, ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

      Chính phủ ban hành Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thay thế Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007  về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điểm đặc biệt là nghị định này ban hành ngày 15/01/2018 và có hiệu lực cùng ngày.

      So với Nghị định 23/2007/NĐ-CP thì Nghị định 09/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới tiến bộ hơn, giải thích rõ ràng hơn về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Bên cạnh đó nhiều điểm mới theo hướng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động kinh doanh  liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Nghị định 09/2018/NĐ-CP có 04 điểm mới quan trọng nhất, được xem là cú huých để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, bao gồm:

1. Đối với lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu,phân phối bán buôn thì không phải làm giấy phép kinh doanh  trừ trường hợp sản phẩm là dầu mỡ bôi trơn theo quy định tại điểm b khoản 4 điều 9. Trước đây theo quy định Nghị định 23/2007/NĐ-CP, các lĩnh vực liên quan đối với hoạt động mua bán hàng hóa đều phải có giấy phép kinh doanh và phải hỏi ý kiến bộ công và có ý kiến đồng ý của Bộ Công thương đối với lĩnh vực phân phối;

2. Đối với hoạt động bán lẻ phải xin giấy phép kinh doanh sở công thương cấp và chỉ xin ý kiến bộ công thương đối với sản phẩm gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình, sách báo và tạp chí, xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Trước đây  theo Nghị định 23/2007/NĐ-CP bắt buộc phải có ý kiến của Bộ Công Thương liên quan đến các sản phẩm phân phối bán lẻ;

3. Thẩm quyền cấp giấy phép thuộc Sở Công thương. Trước đây theo Nghị định 23/2007/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

4. Thời gian tiến hành rút ngắn còn 10 ngày đối với trường hợp không phải hỏi ý kiến Bộ Công thương và Bộ chuyên nghành, trong trường hợp  hỏi ý kiến thời gian giải quyết là 28 ngày; Theo Nghị định 23/2007/NĐ-CP tổng thời gian 45 ngày như vậy đã giảm được 17 ngày.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)