Những công việc công chức không được làm

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Những công việc công chức không được làm.


Là những người giữ vai trò là công bộc của Nhân dân, cán bộ, công chức phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về những công việc không được làm. Cụ thể, đó là những công việc gì?

 

1. Thành lập, quản lý doanh nghiệp

Cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và hợp tác xã.

Trên đây là nội dung được quy định tại Điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 (có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2019) và Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2019).


2. Thành lập bệnh viện tư, trường học tư

Cũng giống như việc thành lập, quản lý doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức cũng không được thành lập các trường học tư, bệnh viện tư và các tổ chức nghiên cứu khoa học tư.

Quy định này vẫn sẽ được áp dụng đến hết ngày 30/6/2019 theo Luật Phòng chống tham nhũng 2005. Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2019, theo Luật Phòng chống tham nhũng 2018, quy định này đã được lược bỏ.

 

3. Tham gia bán hàng đa cấp

Ngoài các công việc nêu trên theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, cán bộ, công chức cũng là đối tượng không được tham gia bán hàng đa cấp.

Trên đây là quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ.


4. Làm luật sư

Theo khoản 4 Điều 17 của Luật Luật sư 2006, sửa đổi bởi Luật Luật sư 2012 thì một trong những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư là người đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.


5. Kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý

Luật Phòng chống tham nhũng 2005 quy định, cán bộ, công chức, viên chức không được kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định.

Luật Phòng chống tham nhũng 2018 chỉ cấm cán bộ, công chức, viên chức thành lập, giữ chức danh quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định.


6. Góp vốn vào doanh nghiệp có ngành nghề trực tiếp quản lý

Trường hợp cán bộ, công chức là người đứng đầu, cấp phó trong cơ quan Nhà nước thì không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước.

Đây là quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.


7. Làm tư vấn về những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết

Cán bộ, công chức, viên chức không được làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết.

Đây là nội dung được quy định trong cả Luật Phòng chống tham nhũng 2005 và Luật Phòng chống tham nhũng 2018.

 

8. Đại diện ủy quyền trong tố tụng:

Ngoài ra một số công việc mà công chức ngành Công an, kiểm sát, Tòa án không được làm như nhận ủy quyền cho những người tham gia tố tụng theo Luật tố tụng hình sự, dân sự.

 

Trên đây là những công việc công chức không được làm năm 2019. Sở dĩ, việc quy định công chức không được làm một số công việc như nêu trên được coi là một trong những biện pháp nhằm phòng, chống tham nhũng.

 


Liên hệ với Luật sư để được tư vấn miễn phí.

Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:


Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)