Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong các vụ án dân sự

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong các vụ án dân sự.


Theo Quyết định số 332/QĐ-TANDTC ngày 09/3/2018, Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định triển khai thí điểm việc đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và 09 Tòa án nhân dân quận, huyện của Thành phố, từ tháng 3 đến hết tháng 9 năm 2018 và dự định sẽ tiếp tục triển khai từ tháng 01/2019 cho đến khi Quốc hội ban hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (dự kiến vào cuối năm 2019).

Nhằm nhân rộng mô hình có hiệu quả này, đồng thời thực hiện kết luận của Đồng chí Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương tại phiên họp thứ sáu ngày 15-9-2018, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch số 301/KH-TANDTC ngày 01-10-2018 về tiếp tục và mở rộng thực hiện thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm Hải Phòng và các tỉnh, thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.

Đề án này sẽ ảnh hưởng nhiều ảnh hưởng nhiều đến các đương sự trong quá trình tham gia tố tụng. Trên cơ sở đó, Công ty luật TNHH Nguyễn Nga và cộng sự sẽ phân tích một số điểm đáng chú ý về đề án này.

Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là tổ chức được thành lập, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để tổ chức, điều phối hoạt động hòa giải, đối thoại và hỗ trợ Hòa giải viên, Đối thoại viên. Trung tâm này chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát trực tiếp của Tòa án nơi đặt Trung tâm.

Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thực hiện hòa giải, đối thoại các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính ; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính hoặc các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự, hành chính do một hoặc các bên yêu cầu Tòa án hòa giải, đối thoại.

Các trường hợp bắt buộc phải qua giải quyết tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án:

Theo Điều 24 Dự thảo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án có quy định:

“Khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 119 Luật Tố tụng hành chính, Tòa án chuyển đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

b) Người khởi kiện, người yêu cầu không phản đối việc hoà giải, đối thoại trước khi Tòa

án xem xét thụ lý theo trình tự tố tụng;

c) Vụ việc không thuộc trường hợp không được hòa giải, đối thoại theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.”

Như vậy, Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thực hiện hòa giải, đối thoại các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính ; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính hoặc các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự, hành chính do một hoặc các bên yêu cầu Tòa án hòa giải, đối thoại.

Điều này có nghĩa là toàn bộ các vụ án dân sự kể cả yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, vụ án hành chính thông thường khi nộp đơn tại Tòa án đều thuộc trường hợp phải qua giải quyết tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án trước khi được Tòa án thụ lý theo quy định

Tuy nhiên, theo quy định trên thì người khởi kiện, người yêu cầu cũng có quyền phản đối việc hòa giải, đối thoại tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Như vậy, nếu thông thường người khởi kiện chỉ phải nộp đơn khởi kiện để Tòa án giải quyết vụ án thì khi quy định mới này có hiệu lực thì đương sự nếu không muốn mất thêm thời gian tố tụng hòa giải tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì phải nộp thêm Đơn phản đối việc hòa giải, đối thoại để Tòa án có thể thực hiện thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường mà không chuyển đơn cho Trung tâm hòa giải, đối thoại.

Thời hạn hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Điều 27 Dự thảo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định:

“Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được phân công, Hòa giải viên, Đối thoại viên phải tiến hành hòa giải, đối thoại. Trường hợp vụ việc phức tạp mà các bên tham gia hòa giải, đối thoại cần bổ sung thêm tài liệu, chứng cứ hoặc theo yêu cầu chính đáng của họ thì thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 10 ngày. Thời hạn hòa giải, đối thoại là 30 ngày, trường hợp cần thiết thì có thể được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.”

Như vậy đương sự có thể phải mất thêm 03 tháng để thực hiện thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án trước khi vụ việc được Tòa án thụ lý theo quy định. Tuy nhiên, thời gian hòa giải, đối thoại trong trường hợp Tòa án chuyển đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án.

Nếu trong trường hợp đương sự tự yêu cầu thực hiện thủ tục Hòa giải, đối thoại tại Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì thời gian hòa giải này lại tính thời hiệu khởi kiện. Đương sự cần lưu ý để tránh mất quyền lợi hợp pháp của mình khi tự yêu cầu thực hiện thủ tục hòa giải, đối thoại này.

Giá trị pháp lý của Biên bản hòa giải, đối thoại thành.

Trong trường hợp sau khi tiến hành hòa giải, đối thoại, các bên đạt được sự thống nhất thì sẽ được ghi nhận bằng “Biên bản ghi nhận hòa giải thành”. Tuy nhiên Biên bản này vẫn chưa phát sinh hiệu lực bắt buộc giữa các bên. Các bên đương sự phải thực hiện thủ tục yêu cầu công nhận hòa giải/đối thoại thành theo thủ tục yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Quyết định công nhận của Tòa sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)