Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự trong phần thủ tục xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật (Giám đốc thẩm).
Để khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn, tránh việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc tràn lan và để khắc phục việc xét xử vụ án lòng vòng không có điểm dừng như hiện nay, Bộ luật đã sửa đổi, bổ sung thủ tục giám đốc thẩm như sau:
1. Sửa đổi bổ sung căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, theo đó, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
2. Đổi mới quy trình, thủ tục nhận đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng công khai, minh bạch hoạt động nhận và thụ lý đơn đề nghị giám đốc thẩm. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị giám đốc thẩm phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Trường hợp đơn đề nghị không có đủ điều kiện thì Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải phân công Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án. Trường hợp không kháng nghị thì báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.
Sửa đổi thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm theo hướng bảo đảm và tăng cường tranh tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa.
3. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới Theo đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện như:
- Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án;
- Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí