Chủ thể được bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Chủ thể được bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ.


Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản, quyền nhân thân. Như vậy, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là chính tác giả hoặc cá nhân, tổ chức khác nắm giữ quyền tài sản, quyền nhân liên quan đến quyền tác giả. Đó là:

- Tác giả:tác giả là người trực tiếp tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Người được coi là tác giả của một tác phẩm phải là người trực tiếp thực hiện hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm đó. Những người nào làm công việc hỗ trợ, đóng góp ý kiến hoặc cung cấp thông tin,…cho người khác sáng tạo tác phẩm không được coi là tác giả. Tác giả có thẻ là tác giả đơn nhất hoặc nhiều người cùng là đồng tác giả của một tác phẩm:

+ Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm.Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.Thông thường, tác giả có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản.

+ Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm đó. Trường hợp các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền nhân thân và quyền tài sảnđối với phần riêng biệt đó.

Tác giả của tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

• Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;

• Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;

•  Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam  mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặcđược công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;

•  Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về Quyền tác giả và Việt nam là thành viên, đó có thể là Công ước Berne 1886, các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và các quốc gia.

Ngoài ra, Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó.

- Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

+ Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

+ Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

- Người thừa kế

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

- Người được chuyển giao quyền

+ Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thỏa thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả. Các quyền nhân thân khác ngoài quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì pháp luật không cho phép chuyển giao.

+ Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu gồm các quyền tài sản và quyền nhân thân cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.

- Nhà nước

Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

+ Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp tác phẩm đang được Tổ chức, cá nhân quản lý;

+ Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;

+ Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
Một tác phẩm sẽ chỉ được bảo hộ trong một thời hạn nhất định. Khi kết thúc thời hạn đó, tác phẩm được coi là thuộc về công chúng, mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền sử dụng tác phẩm nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm đó.


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)