Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Luật sở hữu trí tuệ.
1. Quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Theo quan niệm của Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc(ESCAP), “sở hữu trí tuệ bao gồm mọi đối tượng do trí tuệ con người tạo ra mà cá thể nhân được trao quyền sở hữu nó có thể sử dụng hợp pháp đối tượng đó, tùy theo ý muốn của mình mà không bị bất cứ người nào khác can thiệp”. Theo nghĩa của từ thì sở hữu là cái thuộc về mình, trí tuệ là khả năng thận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Sở hữu trí tuệ theo nghĩa chung nhất là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình sáng tạo, sở hữu và sử dụng các đối tượng vốn là kết tinh của hoạt động sáng tạo trí tuệ.Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.
Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Điều 3 Luật SHTT). Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng mới.
Tài sản trí tuệ đem lại lợi ích mang khía cạnh về tinh thần, tri thức và cũng mang giá trị kinh tế to lớn cho người sáng tạo ra nó cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ tính vô hình của sở hữu trí tuệ nên nó không thể chiếm hữu về mặt thực tế, do vậy nó cũng có khả năng lan truyền nhanh chóng và khó kiểm soát. Khi đã được công bố, nó dễ dàng bị sao chép, sử dụng, khai thác một cách rộng rãi bởi công chúng mà không được sự cho phép của người tạo ra chúng, gây nên tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, bảo hộ quyền tác giả được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về cách thức, phạm vi bảo hộ cũng như xác định các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc xác lập, bảo vệ quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản là sản phẩm trí tuệ của mình. Tùy thuộc vào đối tượng của sở hữu trí tuệ mà pháp luật quy định cá nhân, tổ chức tự mình hoặc thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình đối với các bản quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng,… Ngược lại, họ cũng phải có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị tinh thần cũng như vật chất từ các sáng tạo của mình để bù đắp lại công sức đã tạo ra nó.
2. Các giới hạn bảo hộ
2.1. Thời hạn bảo hộ
Việc bảo hộ luôn có một thời hạn nhất định. Một sản phẩm trí tuệ nếu được bảo hộ xuyên suốt về sau thì sẽ gây cản trở cho việc hạn chế việc khai thác, sử dụng tri thức của nhân loại. Hơn nữa, một sản phẩm trí tuệ khi đã trải qua một thời gian đủ dài thì người ta sẽ cho rằng nó là kiến thức cơ bản và mọi người đều có quyền được khai thác, sử dụng. Đồng thời, tránh việc người được bảo hộ lạm dụng quyền được bảo hộ để gây khó khăn cho những người muốn sử dụng sản phẩm trí tuệ đó.
2.2. Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ
Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật trao cho, do đó việc thực hiện các quyền này không được vi phạm lợi ích của các chủ thể khác cũng như pháp luật có liên quan. Các chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ không được lợi dụng việc thực hiện quyền của mình để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.3 Giới hạn quyền sử dụng của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.
Như vậy, trong một số trường hợp nhằm đảm bảo lợi ích công cộng, Nhà nước có quyền hạn chế quyền sở hữu trí tuệ của một chủ thể nào đó, hoặc buộc họ phải cho phép chủ thể khác sử dụng một hoặc một số quyền theo quy định của pháp luật. Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực, tự trao cho mình quyền được hạn chế quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác nhằm bảo vệ một lợi ích to lớn hơn liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi Nhà nước và xã hội.
Tóm lại, pháp luật tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức những việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và không mang tính tuyệt đối.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí