Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Cách hiểu khác nhau về Điều 44a Luật thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014.
Điều 44a Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;
b) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;
c) Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng”.
Như vậy, điều luật đã quy định những điểm, khoản cụ thể tương ứng cho từng trường hợp cụ thể để cơ quan thi hành án ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án trên cơ sở xác minh điều kiện thi hành án.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành án, có nhiều cơ quan thi hành án dân sự cho rằng đối với trường hợp qua xác minh không xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án (bỏ địa phương), tại địa phương họ không có bất cứ tài sản gì quy định tại điểm c khoản 1 Điều 44a Luật THADS năm 2014 thì ngoài căn cứ vào điểm c phải căn cứ cả điểm a để ra quyết định xác định việc chưa có điều kiện thi hành án mới phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo quan điểm của Viện KSND đối với trường hợp qua xác minh điều kiện thi hành án chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 44a Luật THADS năm 2014) hoặc chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện nghĩa vụ thì còn phải áp dụng thêm khoản 3 Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định Thủ trưởng Cơ quan THADS ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án và trong quyết định phải ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo điểm b khoản 1 Điều 48 Luật THADS năm 2014:“Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong trường hợp sau đây:
b) Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định”.
Như vậy trong trường hợp nêu trên, khi Cơ quan THADS ban hành quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án; trong quyết định chỉ cần nêu điểm c khoản 1 Điều 44a là đủ. Còn nếu trước ngày 01/7/2015, cơ quan THADS đã ra quyết định hoãn thi hành án dân sự thì nay chuyển thành quyết định chưa có điều kiện thi hành án thì nêu thêm căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 48 Luật THADS năm 2014 và khoản 3 Điều 9 Nghị định 62/2015.
Còn trong trường hợp cho rằng phải căn cứ cả điểm a và điểm c Khoản 1 Điều 44a Luật THADS để ra quyết định xác định việc chưa có điều kiện thi hành án là chưa đúng quy định của Luật THADS năm 2014. Bởi lẽ, Luật THADS đã quy định rất chi tiết và cụ thể cho từng điểm, khoản của Điều 44a tương ứng với từng trường hợp của người phải thi hành án… Nếu việc án thuộc căn cứ của điểm nào thì chỉ áp dụng điểm tương ứng là đủ. Cụ thể là trường hợp chưa xác định được địa chỉ thì cần áp dụng điểm c. Vì một khi không xác định được người phải thi hành đang sinh sống ở đâu (đã bỏ địa phương đi) thì không thể xác định được người đó có hay không có tài sản.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí