Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Một số vi phạm thường bị Tòa cấp phúc thẩm hủy án để giải quyết lại.
Không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn, thu thập đánh giá chứng cứ không đầy đủ, không tiến hành hòa giải giữa nguyên đơn, bị đơn và những người tham gia tố tụng khác khi đã tạm đình chỉ giải quyết vụ án một số lần để bổ sung người tham gia tố tụng… là một số dạng vi phạm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án để giải quyết lại.
Qua các bản thông báo rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm, tổng hợp thực tiễn xét xử từ các vụ án có kháng nghị của Viện kiểm sát các địa phương, các vụ án bị cấp phúc thẩm xét xử hủy án đã phát hiện nhiều vụ án dân sự Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử, song vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về tố tụng nên đã bị Viện kiểm sát kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm.
Dưới đây, Chúng tôi xin tổng hợp một số dạng vi phạm điển hình trong giải quyết án dân sự:
1. Thứ nhất, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trong quá trình giải quyết, nguyên đơn có yêu cầu xin hủy Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cấp cho bị đơn nhưng Tòa án sơ thẩm không đưa UBND huyện T vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
2. Thứ hai, không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn. Trong trường hợp này Tòa án cấp sơ thẩm đã không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn và hướng dẫn làm thủ tục phản tố theo quy định để đối trừ nghĩa vụ khi giải quyết vụ án là không đảm bảo quyền lợi cho đương sự.
3. Thứ ba, thu thập đánh giá chứng cứ không đầy đủ bởi hợp đồng kinh tế là chứng cứ quan trọng nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chưa xác minh có hợp đồng gốc hay không mà chỉ có bản phôtô không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án tham gia tố tụng.
4. Thứ tư, Tòa án cấp sơ thẩm đã tạm đình chỉ giải quyết vụ án một số lần để bổ sung người tham gia tố tụng, tuy nhiên sau đó lại không tiến hành hòa giải giữa nguyên đơn, bị đơn và những người tham gia tố tụng khác. Đồng thời, việc ủy quyền trong vụ án chưa đảm bảo. Cụ thể, Tòa án cấp sơ thẩm không lấy lời khai của một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, không có văn bản ủy quyền của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi họ có lời khai đã ủy quyền cho người khác và đã được Tòa án chấp nhận.
Với những vi phạm nêu trên, các bản án của Tòa án cấp sơ thẩm đã bị Tòa án cấp phúc thẩm Tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm đồng thời chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật ./.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí