Xử lý trường hợp hết thời hiệu yêu cầu thi hành án như thế nào? Theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hỏi:

Xử lý trường hợp hết thời hiệu thi hành án như thế nào?

Đáp:

Theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014 quy định về thời hiệu thi hành án dân sự như sau:

1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Và trường hợp đã hết thời hiệu thi hành án do sự kiện bất khả kháng thì thời gian do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án. Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật thi hành án dân sự về thời hiệu yêu cầu thi hành án thì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan được hiểu là:

  • Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
  • Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi hình thức, chuyển giao bắt buộc, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.”

Như vậy, theo Luật thi hành án dân sự hiện hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra Luật cũng quy định thời gian sau đó do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan không được tính và người được thi hành án vẫn có quyền yêu cầu thi hành án, nhưng phải chứng minh lí do bất khả kháng, trở ngại khách quan.

 

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)