Vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn lưu động của doanh nghiệp được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế ...
Công ty Luật Hoàng Sa chia sẻ một số đặc điểm về vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn lưu động của doanh nghiệp như sau:
1. VỐN ĐIỀU LỆ:
- Khái niệm: Điều 4.34 và Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
- Tính chất: Vốn điều lệ là phần vốn sở hữu, là căn cứ để xác lập quyền và nghĩa vụ của thành viên/cổ đông công ty. Vốn điều lệ có tính pháp lý rõ ràng, được ghi nhận trong điều lệ và đăng ký kinh doanh Công ty.
- Tính ổn định: Vốn điều lệ tương đối ổn định, muốn thay đổi phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Thời hạn góp vốn: Điều 47.2, Điều 113.2 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định vốn điều lệ được góp trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. VỐN ĐẦU TƯ:
- Khái niệm: Điều 3.18 và Điều 39 Luật Đầu tư 2020 quy định vốn đầu tư là tổng số vốn mà nhà đầu tư cam kết đầu tư vào dự án/doanh nghiệp, bao gồm vốn tự có, vốn vay, vốn góp, hoặc các hình thức huy động khác.
- Tính chất: Vốn đầu tư bao gồm cả vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động khác. Vốn đầu tư là thuật ngữ tổng hợp mang tính kế hoạch tài chính, có thể điều chỉnh tăng/giảm theo từng giai đoạn phát triển dự án.
- Phân loại: Vốn đầu tư thường được phân loại gốm vốn đầu tư ở dạng đăng ký (trên giấy tờ, theo kế hoạch)và vốn đầu tư ở dạng thực hiện (đã góp thực tế).
- Đối tượng áp dụng: Thuật ngữ vốn đầu tư thường dùng trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các dự án đầu tư có quy mô lớn.
3. VỐN LƯU ĐỘNG:
- Khái niệm: Không có căn cứ pháp lý cụ thể, tuy nhiên tại thông tư 200/2014/TT-BTC (Chế độ kế toán DN) và các giáo trình tài chính doanh nghiệp, hiểu rằng vốn lưu động là phần vốn sử dụng để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp (mua nguyên vật liệu, trả lương, vận hành...).
- Tính chất: Vốn lưu động hiểu là phần vốn ngắn hạn, Linh hoạt, biến động thường xuyên, Không cần đăng ký với cơ quan nhà nướ, Có thể hình thành từ vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay ngắn hạn.
- Vai trò: Vốn lưu động đảm bảo dòng tiền lưu thông để duy trì hoạt động thường xuyên.
- Phân loại: Vốn lưu động thường xuyên, vốn lưu động tạm thời, vốn lưu động ròng.
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn: