Tư vấn pháp luật thừa kế

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Đảm bảo quyền lợi của khách hàng theo đúng các quy định pháp luật trong mỗi quan hệ dân sự là một trong những dịch vụ tư vấn của Luật Hoàng Sa. Do vậy, bên cạnh các hoạt động tư vấn pháp luật hôn nhân – gia đình, tư vấn pháp luật đất đai, tư vấn pháp luật kinh tế… thì tư vấn pháp luật thừa kế cũng là một dịch vụ thế mạnh của Luật Hoàng Sa.

Tư vấn pháp luật thừa kế
Tư vấn pháp luật thừa kế

Lý do cần luật sư tư vấn pháp luật thừa kế

- Quyền thừa kế là một chế định trong hệ thống pháp luật dân sự của nước ta, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền, nghĩa vụ của người thừa kế. Khi có luật sư tư vấn, bạn sẽ hiểu rõ quy định về thừa kế và các vấn để liên quan nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của mình.

- Tại Bộ luật Dân sự năm đã đưa ra khái niệm về quyền thừa kế: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”. Các hình thức thừa kế bao gồm: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

- Pháp luật Thừa kế được xác định bao gồm các vấn đề như: Quyền thừa kế; Quy định về di sản thừa kế; Thời điểm mở thừa kế; Thời kiệu thừa kế; Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại; Quản lý di sản thừa kế; Từ chối nhận di sản và các quan hệ thừa kế khác theo quy định;…

- Nắm rõ pháp luật thừa kế, cá nhân sẽ vận dụng một cách chính xác và tự mình cũng có thể bảo vệ quyền lợi trong việc phân chia di sản thừa kế.

Lý do cần luật sư tư vấn pháp luật thừa kế
Lý do cần luật sư tư vấn pháp luật thừa kế

Tư vấn thừa kế theo di chúc

Điều kiện có hiệu lực của di chúc

  • Điều kiện về năng lực chủ thể

Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) yêu cầu người lập di chúc phải là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) và hoàn toàn có khả năng nhận thức vào thời điểm lập di chúc. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

  • Điều kiện về ý chí của người lập di chúc

Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Điều kiện về nội dung của di chúc (Điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS)

  • Điều kiện về nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc không được trái đạo đức và pháp luật (Điểm b khoản 1 Điều 630 BLDS).

  • Điều kiện về hình thức

Theo Điều 627 BLDS thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu như không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 Điều 630 BLDS).

Thừa kế không phụ thuộc di chúc

Điều 644 BLDS quy định:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Quy định trên đây không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản.

Tư vấn thừa kế theo di chúc

Tư vấn thừa kế theo quy định của pháp luật

Các hàng thừa kế

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (Điều 651 BLDS).

Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Điều 652 BLDS).

Thừa kế giữa cha, mẹ, con nuôi

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của BLDS (Điều 653 BLDS).

Thừa kế giữa vợ và chồng

Điều 655 BLDS quy định:

Trường hợp vợ, chồng đã chia TÀI SẢN chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Hướng giải quyết tranh chấp thừa kế

Thương lượng

Để tiết kiệm thời gian, chi phí, thương lượng là cách giải quyết tranh chấp thừa kế tối ưu nhất giúp các bên có được thỏa thuận vừa đảm bảo quyền lợi của các bên vừa tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả.

Hòa giải

Tranh chấp thừa kế mà hai bên không thể tự thương lượng, thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết, phân chia di sản có thể nhờ luật sư hoặc người thứ ba có hiểu biết pháp luật hòa giải. Hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc trong giải quyết tranh chấp thừa kế. Hai bên có thể lựa chọn hòa giải hoặc không hòa giải mà khởi kiện thẳng ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Khởi kiện

Theo quy định tại Điều 623 Bộ LUẬT DÂN SỰ 2015, thời hiệu giải quyết tranh chấp thừa kế được quy định như sau:

  • Yêu cầu chia di sản: 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác: 10 năm từ thời điểm mở thừa kế.
  • Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại: 03 năm từ thời điểm mở thừa kế.

Đối với tranh chấp thừa kế, người thừa kế nộp đơn khởi kiện tại TÒA ÁN nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Bên cạnh đó, tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về thừa kế có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp Tỉnh, cụ thể:

  • Những tranh chấp về thừa kế mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài
  • Hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với một số trường hợp để tăng cường thẩm quyền cho một số Tòa án cấp huyện thì UBTVQH đã ban hành 02 Nghị Quyết quy định Tòa án nhân dân cấp huyện được quyền xét xử các vụ án có yếu tố nước ngoài, gồm:

  • Nghị quyết 1036/2006/NQ-UBTVQH11
  • Nghị quyết 781/2009/NQ-UBTVQH12.
Hướng giải quyết tranh chấp thừa kế
Hướng giải quyết tranh chấp thừa kế

Tư vấn pháp luật thừa kế tại Luật Hoàng Sa

Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế, luật sư Luật Hoàng Sa xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc sau đây:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật
  • Tư vấn, soạn thảo, lập di chúc đúng với quy định của pháp luật
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
  • Tư vấn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn phân chia di sản thừa kế
  • Tư vấn về thừa kế, tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn thừa kế thế vị
  • Tư vấn về thừa kế trong trường hợp vợ, chồng chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác.
  • Tư vấn về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ, Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
  • Tư vấn Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
  • Tư vấn phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng
  • Tư vấn chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản
  • Đại diện ủy quyền thực hiện khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng.
Tư vấn pháp luật thừa kế tại Luật Hoàng Sa
Tư vấn pháp luật thừa kế tại Luật Hoàng Sa

Trên đây là những quy định cơ bản nhất của pháp luật thừa kế. Trên thực tế, vấn đề thừa kế và phân chia di sản thừa kế rất phức tạp và dễ nảy sinh tranh chấp. Để bảo vệ tối đa quyền lợi của mình, đồng thời buộc các chủ thể khác thực hiện nghĩa vụ khi được thừa hưởng di sản,quý hãy liên hệ qua thông tin dưới đây:

Địa chỉ: P713, Tòa F4, số 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0911771155 - 02466564319

Email: Luathoangsa@gmail.com .

 Đặt hẹn Luật sư - 0911771155 Yêu cầu báo giá - 0911771155.


Xem thêm thông tin:


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)