Luật sư hướng dẫn các quy định về thủ tục ly hôn, quy định về giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn tại HÀ NỘI như sau

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Thuê luật sư tư vấn ly hôn, giải quyết tài sản tại HÀ NỘI.


Với hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn pháp luật tại HÀ NỘI. Luật sư của Công ty Luật Hoàng Sa tham gia hỗ trợ pháp lý, giải quyết thành công cho hàng ngàn lượt khách hàng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tranh chấp tài sản chung vợ chồng.

Luật sư tư vấn và thay mặt khách hàng thực hiện các công việc như: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, soạn thảo hồ sơ ly hôn, liên hệ với cơ quan tố tụng, tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng:

1. LUẬT SƯ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT LY HÔN tại HÀ NỘI:

A - Thủ tục THUẬN TÌNH ly hôn (hai vợ chồng đồng thuận giải quyết) tại HÀ NỘI:

Các tài liệu cần chuẩn bị gồm:

  • Đăng ký kết hôn
  • Căn cước công dân vợ chồng
  • Giấy khai sinh các con nếu có

Thủ tục tiến hành ly hôn thuận tình.

  • Bước 1: Chuẩn bị tài liệu và soạn thảo hồ sơ ly hôn
  • Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (ly hôn thuận tình có thể nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền nơi một trong hai bên vợ chồng cư trú).
  • Bước 3: Tòa án triệu tập hòa giải, lập biên bản hòa giải
  • Bước 4: Ra quyết định công nhận

B - Thủ tục ĐƠN PHƯƠNG ly hôn (trường hợp không thỏa thuận được ly hôn, con chung, tài sản chung) tại HÀ NỘI:

  • Bước 1: Chuẩn bị tài liệu và soạn thảo hồ sơ ly hôn đơn phương.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (ly hôn đơn phương nộp hồ sơ khởi kiện tại nơi bị đơn cư trú).
  • Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án và giải quyết vụ án (giai đoạn giải quyết vụ án sẽ thực hiện các thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự).
  • Bước 4: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.

2. LUẬT SƯ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN KHI LY HÔN tại HÀ NỘI:

Khi ly hôn, Nếu hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung thì vấn đề tài sản sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của vợ chồng. Theo đó, vợ chồng sẽ không tốn kém chi phí án phí, chi phí khác cho Tòa án. Quy định mức án phí trong dân sự xem tại đây.

Trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được vấn đề tài sản, Tòa án sẽ căn cứ quy định pháp luật để quyết định phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn. Khi phân chia tài sản chung vợ chồng, Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định cụ thể như:

  • Tại khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình:

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

  • Tại thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

d) “Lỗi của mỗi bên trong vphạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

5. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

6. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.


 

LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ KHI CẦN TƯ VẤN:

Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn.


Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 15 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)