Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 214 BLHS 2015
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bình luận:
1.Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là sự đảm bảo bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết… trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội.
Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời để trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp trong thời gian chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới.
Dưới góc độ pháp lý, chế độ bảo hiểm thất nghiệp là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, chỉ trả trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc.
Gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi gian dối lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ; Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2.Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
*Khách thể của tội phạm:
-Khách thể của tội phạm này là các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội.
-Đối tượng tác động của tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là tài liệu, thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.Khách thể của tội phạm ở đây có thể bị xâm hại để chiếm đoạt số tiền của cơ quan bảo hiểm.
*Mặt khách quan của tội phạm:
Thứ nhất: Dấu hiệu hành vi khách quan
-Tội phạm thể hiện ở hành vi: gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để lừa dối cơ quan bảo hiểm hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Gian lận trong điều luật này có thể hiểu là hành vi làm giả hồ sơ hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung. Hành vi này được thực hiện bởi cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc có liên quan.
*Các thủ đoạn thường thực hiện:
-Những gian lận trong bảo hiểm xã hội:
Hành vi gian dối thể hiện trong việc làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội và dùng hồ sơ được làm giả này để lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội. Nội dung bị làm giả có thể là toàn bộ nhưng cũng có thể chỉ là một phần nhưng làm sai lệch nội dung của hồ sơ. Trong thực tế người phạm tội có thể móc nối với một số cá nhân có thẩm quyền để hợp pháp hóa hồ sơ, giấy tờ để hưởng bảo hiểm xã hội hoặc làm sai lệch các tiêu thức trong hồ sơ tư pháp (khai tăng tuổi đời. tăng thời gian công tác, thời gian đóng bảo hiểm xã hội…)
+Về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:
Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bị ốm đau phải nghỉ việc để điều trị ngoại trú thì trong thời gian nghỉ việc, người lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Căn cứ để thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội trong trường hợp này là sổ bảo hiểm xã hội và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do cơ sở y tế điều trị cấp.Trong đó, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội – giấy tờ minh chứng có sự kiện bảo hiểm xảy ra – là giấy tờ bị làm giả 100% (con dấu giả, chữ ký của bác sĩ cũng là chữ ký giả). Do đó, đây là trường hợp làm hồ sơ giả để lừa dối cơ quan bảo hiểm.
+ Về hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
Khác với hồ sơ thuộc chế độ ốm đau, giấy tờ được làm giả trong các hồ sở bảo hiểm xã hội để lừa dối cơ quan bảo hiểm trường hợp này là giấy tờ chứng minh cho quyền được hưởng chế độ bảo hiểm với nội dung là những thông tin về thời gian đóng bảo hiểm trong sổ bảo hiểm xã hội. Có trường hợp cá nhân thành lập công ty chỉ để hợp đồng tuyển lao động nữ đã có thai nhưng thực tế không làm việc và vẫn đăng ký đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ 6 tháng theo quy định, sau khi họ sinh con thì công ty làm thủ tục hưởng chế độ thai sản để lấy tiền của cơ quan bảo hiểm.
Đây thực chất là trường hợp “gửi đóng bảo hiểm”, người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động và đóng toàn bộ số tiền bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động chỉ cần ký một hợp đồng “giả” để hợp thức hóa. Trong trường hợp này, người giúp sức là người sử dụng lao động đã cố ý ký hợp đồng lao động “giả” để hợp thức hóa thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
+Về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: Do đặc thù của loại hồ sơ này là phải có Biên bản giám định khả năng lao động thuộc trách nhiệm của Hội đồng giám định y khoa và người lao động được cấp để làm căn cứ tính mức hưởng chế độ bảo hiểm nên đối tượng thường gian lận giấy tờ xác định mức hưởng chế độ như giám định tăng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động trong trường hợp người lao động muốn hưởng hàng tháng hoặc giảm tỷ lệ này trong trường hợp người lao động muốn hưởng chế độ một lần. Như vậy, việc gian lận này làm thay đổi nội dung của hồ sơ bảo hiểm xã hội lừa dối cơ quan bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội.
+Về hồ sơ hưởng chế độ tử tuất: Hành vi làm giả hồ sơ chủ yếu là không kê khai nhân thân đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng để gia đình được hưởng tiền tuất một lần vì số tiền tuất một lần hiện nay đang chênh rất nhiều so với mức hưởng hàng tháng.
+Về hồ sơ hưởng chế độ hưu trí: Nội dung hồ sơ bị làm giả rất đa dạng, từ kê khai sai năm sinh, sai thời gian công tác đến việc hợp thức hóa tỷ lệ mất khả năng lao động trong Biên bản giám định khả năng lao động (để đủ điều kiện về hưu trong một số trường hợp) đến làm giả hoàn toàn hồ sơ.
-Những gian lận trong bảo hiểm thất nghiệp: Đối tượng lập hồ sơ giả, dùng hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp bằng những hình thức như:
+ Người lao động chủ động nghỉ việc để hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau đó có việc làm cũng không thông báo.
+ Chủ sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động làm thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp nhưng thực tế người lao động vẫn làm việc tại đơn vị.
+ Chủ sử dụng lao động bố trí cho người lao động nghỉ việc từng đợt để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thứ hai: Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
-Hậu quả của tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đó là gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan bảo hiểm. Những biểu hiện cụ thể của tội phạm này dẫn đến những rối loạn trong việc chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.Cơ quan bảo hiểm phải trả những khoản tiền bảo hiểm không đúng so với thực tế.
- Hậu quả về vật chất là dấu hiệu bắt buộc đối với loại tội phạm này. Cụ thể: chiếm đoạt số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp phải từ 10.000.000 đồng trở lên.
Thứ ba: Các dấu hiệu khách quan khác
Các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong cấu thành tội phạm của tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thể là:
-Phương tiện phạm tội: hồ sơ, tài liệu, thông tin trong hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
-Phương thức, thủ đoạn phạm tội.
-Thời gian, địa điểm phạm tội: thời gian yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm; địa điểm yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm…
*Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ về hành vi của mình là hành vi gian dối để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thấy trước được hậu quả của hành vi gian dối và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nào được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp.
Mục đích của người phạm tội là thu lợi. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách chiếm đoạt tiền bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm bằng việc lập hoặc dùng các hồ sơ giả
*Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Đối với tội danh này, cá nhân khi là chủ thể của tội phạm có thể là chủ thể thường mà cũng có thể là chủ thể đặc biệt.
Chủ thể thường có thể là người thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc hoặc tự nguyện hoặc cũng có thể là người không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo q
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí