Công ty Luật Hoàng Sa giới thiệu và hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự mới

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Thủ tục giải quyết việc dân sự theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Công ty Luật Hoàng Sa giới thiệu và hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự mới.


1. Quy định chung về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự (Chương XXIII)

a) Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu

- Thủ tục nhận đơn yêu cầu như thủ tục nhận đơn khởi kiện.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.

- Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu người yêu cầu thực hiện đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự. Nếu hết thời hạn quy định mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.

- Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau:

+ Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

+ Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự; Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

 Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong những trường hợp :

+ Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

+ Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;

+ Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

+ Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định;

+ Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

+ Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;

+ Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu được thực hiện như giải quyết khiếu nại trả đơn khởi kiện.

b) Quy định thời hạn, những công việc cần phải thực hiện trong thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu của cấp sơ thẩm; về thành phần tham gia và trình tự thủ tục phiên họp sơ thẩm để xét yêu cầu; về kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định sơ thẩm, việc chuẩn bị xét kháng cáo kháng nghị, thành phần tham gia và trình tự thủ tục phiên họp phúc thẩm để xét kháng cáo kháng nghị đối với các quyết định giải quyết việc dân sự của cấp sơ thẩm.

2. Bổ sung về trình tự thủ tục giải quyết một số quy định có tính chất đặc thù theo yêu cầu cải cách tư pháp hoặc do các bộ luật, luật khác đã quy định

a) Bổ sung thủ tục yêu cầu tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Chương XXIV )

b) Thủ tục công nhận thuận tình ly hôn (Chương XXVIII)

- Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ. Trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.

- Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;

+ Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

+ Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

- Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung.

c) Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (Chương XXIX)

d) Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu (Chương XXX)

đ) Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Chương XXXI)

e) Thủ tục công nhận hòa giải thành ngoài Tòa án (Chương XXXIII)

Để thể chế hóa tinh thần cải cách tư pháp về việc khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải, trọng tài; Toà án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó. Bộ luật tố tụng dân sự quy định cơ chế, phương thức để yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án nhằm giảm số lượng vụ tranh chấp phải giải quyết tại Tòa án và nhanh chóng hàn gắn mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về kết quả hòa giải thành vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải (như kết quả hòa giải theo quy định của Luật hòa giải cơ sở, Luật thương mại, Luật đất đai, Bộ luật lao động, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...).

Thứ hai, việc xem xét công nhận kết quả hòa giải ngoài Tòa án do một Thẩm phán giải quyết.

Thứ ba, điều kiện để Tòa án công nhận kết quả hòa giải ngoài Tòa án là các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý; một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận; nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

Thứ tư, quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Kết quả hòa giải ngoài Tòa án được Tòa án ra quyết định công nhận sẽ được cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.

g) Thủ tục việc giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển ( Chương XXXIV).

 

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)