Thụ lý vụ án, phân công giải quyết vụ án dân sự

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Thụ lý vụ án, phân công giải quyết vụ án dân sự. 


1. Điều kiện thụ lý vụ đơn khởi kiện

Việc thụ lý đơn khởi kiện cũng đồng nghĩa với việc thụ lý vụ án, vì vậy các điều kiện để thụ lý đơn khởi kiện cũng là các điều kiện để thụ lý vụ án dân sự. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, về chủ thể khởi kiện. Khởi kiện là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tòa sẽ chỉ thụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của các chủ thể, và các chủ thể này phải là cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm; hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác, ngoài ra, vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo các quy định của BLTTDS 2004.
  • Thứ hai, người khởi kiện phải cung cấp đầy đủ chứng cứ, tài liệu cho tòa án theo quy định tại Điều 165 BLTTDS. Đây là cơ sở để tòa giải quyết đúng đắn vụ án, nếu đương sự không thể tiến hành thu thập đủ chứng cứ thì có thể yêu cầu Tòa giúp đỡ thu thập chứng cứ.
  • Thứ ba, về nộp tiền tạm ứng án phí, theo quy định tại Điều 131 BLTTDS 2004. Đây là cơ sở đảm bảo cho khởi kiện có căn cứ pháp luật. Đồng thời, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bù đắp một phần chi phí của Nhà nước cho công tác xét xử của tòa án.
  • Bốn là, điều kiện về đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết phải rõ ràng, đầy đủ, nội dung phải trình bày được vấn đề cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS.

Đó là những điều kiện cơ bản và quan trọng để Tòa thụ lý đơn khởi kiện, nếu thực hiện không đúng thủ tục, tòa sẽ không thụ lý và tiến hành trả lại đơn khởi kiện.

2. Trình tự, thủ tục thụ lý vụ đơn khởi kiện

* Nhận và xét đơn khởi kiện

- Về việc nộp đơn của đương sự:

Theo quy định tại Điều 167 BLTTDS và Mục 6 Phần 1 Nghị quyết 02/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có quy định như sau:

“Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn”.

Điều 166 BLTTDS quy định về việc đương sự nộp đơn của đương sự dưới hai phương thức:

Người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Tòa án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 166 thì Tòa án sẽ ghi ngày, tháng, năm người khởi kiện nộp đơn vào sổ nhận đơn. Và ngày khởi kiện sẽ được xác định là ngày nộp đơn.

Và người khởi kiện gửi đơn đến Tòa án qua bưu điện (điểm b khoản 1 Điều 166); ngày khởi kiện được xác định là ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Trường hợp không xác định được thời gian theo dấu bưu điện trên phong bì thì Tòa án phải ghi chú trong sổ nhận đơn là “không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện”. Và ngày khởi kiện được xác định là ngày Tòa nhận được đơn do bưu điện chuyển đến.

- Về vấn đề phân công người xem xét đơn khởi kiện:

Theo quy định tại tiểu mục 6.3 Phần 1 Nghị quyết 02/2006 thì: Chánh án hoặc Phó chánh án được chánh án ủy nhiệm (và Chánh tòa hoặc phó chánh tòa được chánh án ủy quyền đối với Tòa án nhân dân tỉnh) phân công cho một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện sẽ phải ra một trong các quyết định sau:

  • Một là, tiến hành thủ tục thụ lý vụ án, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
  • Hai là chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
  • Ba là, trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 168 BLTTDS và thông báo cho người khởi kiện biết.

* Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện

Điều 169 BLTTDS có quy định: “trong trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS thì tòa án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do tòa án ấn định nhưng không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt, tòa án có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày”.

Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi bổ sung thì đơn khởi kiện theo đúng quy định của bộ luật thì tòa án sẽ tiếp tục thụ lý, còn nếu không chịu sửa đổi bổ sung thì tòa sẽ trả lại đơn kiện cùng chứng cứ, tài liệu kèm theo.

* Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện

Điều 171 BLTTDS quy định: “sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tòa phải xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến tòa làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Tòa dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí”.

* Về việc vào sổ thụ lý vụ án dân sự

Khi người khởi kiện nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án ra quyết định thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo.

Như vậy, có thể thấy, bộ luật quy định khá chặt chẽ về thủ tục thụ lý vụ án dân sự. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý. Bởi đây là công việc đầu tiên của tòa án trong quá trình tố tụng. Nó là cơ sở để tòa án thực hiện các công việc tiếp theo theo nhiệm vụ quyền hạn của mình.

3. Quy định về trả lại đơn khởi kiện

Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện

Được quy định cụ thể tại Điều 168; khoản 2 Điều 169 BLTTDS và Mục 7, tiểu mục 8.4; 8.5 Nghị quyết 02/2006. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết. Để xác định xem thời hiệu khởi kiện đã hết hay chưa thì Tòa án căn cứ vào quy định về thời hiệu khởi kiện đối với từng quan hệ cụ thể. Và theo quy định tại điều 160 bộ luật này, các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự. Do đó, việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện… sẽ được thực hiện theo Bộ luật dân sự (Nghị quyết 01/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
  • Thứ hai, người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng.
  • Thứ ba, sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhà mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện.
  • Thứ tư, hết thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện không đến nộp tiền, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
  • Thứ năm, chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Đó là trường hợp đương sự có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện (về nội dung đơn khởi kiện, về hình thức đơn khởi kiện) nhưng đương sự đã tiến hành khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.
  • Thứ sáu, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đó là những trường hợp không thuộc một trong các tranh chấp quy định tại các Điều 25, 27, 29 và 31 của BLTTDS.
  • Thứ bảy, trường hợp đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS, tòa đã thông báo yêu cầu họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn nhất định, nhưng họ lại không tiến hành sửa đổi bổi sung, thì Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện (khoản 2 Điều 169 BLTTDS).

Việc trả lại đơn khởi kiện này sẽ được tòa thực hiện bằng văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện

Điều 170 BLTTDS quy định: “trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do chánh án tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với chánh án tòa án đã trả lại đơn khởi kiện”.

Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại về việc trả lai đơn khởi kiện, chánh án tòa án phải giải quyết khiếu nại. Tùy trường hợp chánh án tòa án ra quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ để thụ lý vụ án dân sự

4. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn

Theo quy định tại Điều 176 BLTTDS, phản tố là quyền kiện lại nguyên đơn của bị đơn. Và “cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn”. Yêu cầu đó được chấp nhận trong các trường hợp sau:

  • Thứ nhất, theo tinh thần của Điểm a khoản 2 Điều 176 và Tiểu mục 11.2 Nghị quyết số 02/2006 thì: yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn và nguyên đơn cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn, do đó, bị đơn có yêu cầu Tòa án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.
  • Thứ hai, yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn: là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, và nếu yêu cầu đó được chấp nhận thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn vì không có căn cứ (Tiểu mục 11.3 Nghị quyết 02/2006 và điểm b khoản 2 Điều 176).
  • Thứ ba, giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Đó là những trường hợp Tòa tiến hành trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Thực tế, các vụ việc này diễn ra ngày càng gia tăng, cần có sự quản lý thống nhất và chặt chẽ trong lĩnh vực này.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)