So sánh hợp tác xã và doanh nghiệp. Hợp tác xã và doanh nghiệp giống và khác nhau theo quy định của pháp luật

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

So sánh hợp tác xã và doanh nghiệp.


Theo quy định của Luật doanh nghiệpLuật hợp tác xã hiện hành thì giữa Hợp tác xã và Doanh nghiệp có đặc điểm giống và khác nhau như sau:

 

1. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA HỢP TÁC XÃ VÀ DOANH NGHIỆP:

  • Cả hợp tác xã và doanh nghiệp đều là tổ chức tự nguyện.
  • Đều có tư cách pháp nhân

2. ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA HỢP TÁC XÃ VÀ DOANH NGHIỆP:

Tiêu chí so sánh

Hợp tác xã

Doanh nghiệp

Đối tượng hướng đến

Các thành viên hợp tác xã nhằm đáp ứng nhu cầu chung về hàng hóa, dịch vụ của thành viên.

Các hoạt động kinh doanh trên thị trường và nhằm mục đích sinh lợi.

Cơ chế quản lý

Quyền quyết định việc quản lý công ty thường thuộc về cổ đông, thành viên chiếm số vốn lớn hơn, hay nói cách khác, quyền lực thuộc về người góp nhiều vốn.

Thành viên hợp tác xã có quyền bình đẳng và biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã. 

Phân phối lợi nhuận

Việc phân phối lợi nhuận chủ yếu dựa vào mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

Việc phân phối lợi nhuận thường  căn cứ trên tỷ lệ sở hữu vốn  của các cổ đông, thành viên công ty.

 

3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỢP TÁC XÃ:

a) Ưu điểm loại hình hợp tác xã: 

  • Hợp tác xã thu hút được đông đảo các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho các cá thể riêng lẻ phát triển trong việc sản xuất, kinh doanh. Mô hình này thể hiện tính xã hội cao.
  • Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.
  • Hợp tác xã là một pháp nhân có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình, các thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Do vậy, các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh khi tham gia hợp tác xã, tránh được tâm lý lo lắng khi có rủi ro xảy ra.

b) Nhược điểm loại hình hợp tác xã:

Hoạt động kinh doanh theo hình thức hợp tác xã cũng có những hạn chế nhất định như:

  • Do hợp tác xã phát triển theo cơ chế bình đẳng, nên mô hình này thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi của mình khi tham gia quyết định các vấn đề của hợp tác xã không tương xứng với số vốn mà mình đã góp.
  • Có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã do số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông.
  • Khả năng huy động vốn của hợp tác xã không cao so với các loại hình doanh nghiệp khác do nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp của các thành viên và các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác.
  • Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã.
  • Uy tín về tên gọi của Hợp tác xã có thể sẽ là rào cản để nhà đầu tư hay các đối tác nước ngoài không đánh giá cao như mô hình doanh nghiệp.

4. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ:

  • Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
  • Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã; Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã; Góp vốn theo quy định.

5. ĐIỀU KIỆN LÀM XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ: 

a) Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

b) Điều kiện hợp tác xã trở thành thành viên của liên hiệp Hợp tác xã:

  • Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.

c) Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.


 

LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ HỢP TÁC XÃ:


Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)