So sánh công ty hợp danh và công ty cổ phần. Luật doanh nghiệp hiện nay quy định về những điểm giống nhau và khác nhau giữa Công ty hợp danh và công ty cổ phần giống như sau

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

So sánh công ty hợp danh và công ty cổ phần.


Luật doanh nghiệp hiện nay quy định về những điểm giống nhau và khác nhau giữa Công ty HỢP DANH CÔNG TY CỔ PHẦN giống như sau:

1. Giống nhau giữa Công ty HỢP DANH và công ty CỔ PHẦN:

  • Đều là mô hình doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
  • Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

2. Khác nhau giữa Công ty HỢP DANH và công ty CỔ PHẦN:

Tiêu chí so sánh

Công ty hợp danh

Công ty cổ phần

 

Thành viên/ cổ đôn g

Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty. Ngoài ra, có thể có thêm thành viên góp vốn.

Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 người và không hạn chế số lượng tối đa.

 

 

Trách nhiệm của thành viên/ cổ đông

Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

 

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

 

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Về vốn góp

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết

 

Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.

 

Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

 

Huy động vốn

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

 

 

 

Cơ cấu tổ chức

Công ty hợp danh bao gồm:

Tất cả các thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên.

 

Hội đồng thành viên bầu một thành viên hơp danh là Chủ tịch hội đồng thành viên, đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định nào khác.

 

Công ty cổ phần có thể lựa chọn 2 mô hình tổ chức quản lý và hoạt động:

 

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp công ty có cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

 

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.

 

Người đại diện

Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

 

Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phải phận công nhau đảm nhận các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.

Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.

 

Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị , Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Cơ sở pháp lý

Được quy định tại chương VI Luật Doanh nghiệp 2014

Được quy định tạ chương V luật doanh nghiệp 2014

 

 

3. Ưu và nhược điểm của công ty HỢP DANH:

Ưu điểm của công ty hợp danh:

  • Công ty hợp danh yêu cầu phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung gọi là thành viên hợp danh. Bởi vậy, công ty hợp danh sẽ kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người, dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.
  • Do số lượng thành viên ít, là những người có mối quan hệ thân thiết với nhau trước đó nên việc quản lý công ty không quá phức tạp.

Nhược điểm của công ty hợp danh:

  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
  • Dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, các thành viên chỉ có thể góp thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thành viên mới.

 

4. Ưu và nhược điểm của công ty CỔ PHẦN:

Ưu điểm của công ty cổ phần:

  • Ít rủi ro cho cổ đông trong công ty khi hoạt động vì cổ đông chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh trong phạm vi số vốn góp vào công ty
  • Công ty có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty và đưa lên Sàn giao dịch chứng khoán, có thể chuyển nhượng vốn cho cổ đông trong và ngoài công ty, số lượng cổ đông trong công ty là không giới hạn, chính vì vậy có thể xem công ty cổ phần là loại hình có khả năng huy động vốn cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp.

Nhược điểm của công ty cổ phần:

  • Ít niềm tin với đối tác khi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp.
  • Trong trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông thì việc quản lý, điều hành công ty rất phức tạp, rất dễ xảy ra trường hợp không đồng nhất ý kiến của các cổ đông trong bộ máy quản lý.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)