Quy định pháp luật về công ty hợp danh và công ty TNHH 2 thành viên. Công ty HỢP DANH và Công ty TNHH HAI THÀNH VIÊN trở lên là hai trong 4 loại hình được quy định trong Luật doanh nghiệp hiện hành

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Quy định pháp luật về công ty hợp danh và công ty TNHH 2 thành viên.


 

Công ty HỢP DANH và Công ty TNHH HAI THÀNH VIÊN trở lên là hai trong 4 loại hình được quy định trong Luật doanh nghiệp hiện hành. Công ty Luật Hoàng Sa tư vấn một số quy định pháp lý và chia sẻ một số điểm giống nhau, khác nhau giữa 2 loại hình doanh nghiệp này như sau:

1. Giống nhau giữa Công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh:

  • Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh còn phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Về cơ cấu tổ chức đều gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc .
  • Số lượng thành viên: Có số lượng thành viên tối thiểu là 2 người.
  • Cả hai loại hình công ty đều không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
  • Có thể tiếp nhận thêm thành viên mới. 

 

2. Khau nhau giữa Công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh:

2.1. Về khai niệm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp hoặc phạm vi số vốn cam kết góp trong thời hạn góp vốn (Điều 47 luật doanh nghiệp 2014 được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020). 
  • Công ty hợp danh là doanh nghiệp, phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (Điều 172 luật doanh nghiệp 2014 được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020).

2.2. Tư cách thành viên:

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không phân biệt thành các loại thành viên khác nhau. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên từ hai thành viên và không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp hoặc số vốn cam kết góp trong thời hạn góp vốn (Điều 47 luật doanh nghiệp 2014 được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020). 
  • Công ty hợp danh Có hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Số lượng thành viên của Công ty Hợp danh không bị hạn chế ngoài quy định luôn phải đáp ứng có từ 02 thành viên hợp danh trở lên (Điều 173 luật doanh nghiệp 2014 được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020).

2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty (Điều 55 luật doanh nghiệp 2014 được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020).
  • Công ty hợp danh có Hội đồng thành viên,Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2.4. Vấn đề hạn chế quyền góp vốn vào tổ chức khác:

  • Công ty TNHH 2 thành viên không hạn chế quyền góp vốn hoặc quyền là thành viên của doanh nghiệp khác.
  • Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh không được làm chủ Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác. Trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

2.4. Vấn đề nhân danh công ty:

  • Công ty TNHH 2 thành viên: Thành viên công ty không đương nhiên có quyền nhân danh công ty để tiến hành các hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước….. như thành viên Hợp danh. Thành viên công ty chỉ có quyền khi giữ các chức vụ nhất định và được Điều lệ quy định có một hoặc một số thẩm quyền nêu trên hoặc được cơ quan/người có thẩm quyền của công ty ủy quyền/phân công thực hiện.
  • Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh có quyền: Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty. Đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty. Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty (Điều 182 luật doanh nghiệp 2014 được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020). 

 

2.5. Vấn đề phát hành chứng khoán:

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Chỉ được phát hành trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm (Điều 47 luật doanh nghiệp 2014 được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020).
  • Luật doanh nghiệp 2014 quy định Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (Điều 172 luật doanh nghiệp 2014 được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020).

 

3. Ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh:

  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên: Các thành viện công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Nên ít gây rủi ro cho người góp vốn. Các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau. Nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp. Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ. Nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Các thành viên muốn chuyển nhượng vốn sẽ phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty trước.

  • Đối với công ty hợp danh: Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp. Do số lượng các thành viên ít. Và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. Thành viên hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao. Tạo sự tin cậy cho đối tác. Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn. Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý. Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

4. Nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh:

  • Đối với công ty TNHH 2 thanfnh viên: Việc huy động vốn bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu, do đó bị hạn chế về quy mô và khả năng mở rộng các lĩnh vực ngành nghề. Bị giới hạn đến 50 thành viên nên có thể sẽ bị bỏ lỡ một số cơ hội từ các nhà đầu tư khác. Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác nên uy tín với đối tác sẽ bị ảnh hưởng.
  • Đối với công ty hợp danh: Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Tuy có tư cách pháp nhân nhưng Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới. Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm. Đối với các khoản nợ của công ty hợp danh. Phát sinh từ những cam kết của công ty. Trước khi thành viên đó rút khỏi công ty. Công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.

Như vậy, Luật sư Công ty Luật Hoàng Sa đã nêu ra những điểm giống nhau, khác nhau và ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình công ty như trên theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 (luật doanh nghiệp 2014 được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020) để người đọc có thể hiểu hơn về các loại hình doanh nghiệp trên. Từ đó quyết định lựa chọn cho mình loại hình doanh nghiệp phù hợp khi THÀNH LẬP CÔNG TY.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)