Quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm cung cấp thông tin. Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm cung cấp thông tin.


Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người, được các văn kiện pháp lý quốc tế ghi nhận và xếp trong nhóm các quyền dân sự - chính trị. Ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên xác định quyền được thông tin là quyền cơ bản của công dân. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình…”. Như vậy có thể xác định quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân được tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ. Đó là những dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.

1. Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

  • Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
  • Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.
  • Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật..
  • Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
  • Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.
  • Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

2. Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin

  • Công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
  • Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật. Người khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin qua người giám hộ.
  • Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác.

3. Thông tin công dân được tiếp cận

Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 Luật tiếp cận thông tin 2016:

  • Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật. Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận.
  • Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

Bên cạnh đó có những thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện quy định tại Điều 7 Luật tiếp cận thông tin 2016 bao gồm thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Những thông tin này cần có sự đồng ý của chủ thể sở hữu thông tin.

4. Trách nhiệm cung cấp thông tin

Điều 9 Luật tiếp cận thông tin 2016 quy định về phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin, cụ thể các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra, trừ những thông tin công dân không được tiếp cận hoặc tiếp cận có điều kiện. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

5. Chế tài xử phạt với hành vi vi phạm trong tiếp cận thông tin

Truy cứu trách nhiệm hình sự: Điều 167 Bộ luật hình sự 2015 quy định “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

Ngoài ra sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Người phạm tội có thể bị đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

6. Quyền, trách nhiệm của đương sự trong việc tiếp cận thông tin vụ án

Khoản 8 Điều 70 Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH ngày 16/12/2019 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ không được phép công khai”.  

Đương sự cũng có nghĩa vụ “gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu chứng cứ không được phép công khai”.

Điều 109 Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH Bộ luật Tố tụng dân sự 2019 quy định “Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau” trừ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự, nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai. Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật tài liệu, chứng cứ không được công khai.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)