Quy định về phong tỏa tài khoản, tài sản. Phong tỏa tài khoản có thể do tổ chức tín dụng chủ động, có thể do yêu cầu của cơ quan thẩm quyền

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Quy định về phong tỏa tài khoản, tài sản.


Phong tỏa tài khoản/ tài sản được được hiểu là biện pháp ngăn chặn (khẩn cấp tạm thời, cưỡng chế) trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hình sự nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án, đảm bảo thi hành bản án.

Phong tỏa tài khoản có thể do tổ chức tín dụng chủ động, có thể do yêu cầu của cơ quan thẩm quyền.

 

I. Những trường hợp khách hàng bị phong tỏa tài khoản

Theo Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, sửa đổi bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:

1. Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

2. Tổ chức thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót;

3. Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về phát sinh tranh chấp tài khoản thanh toán chung.

Ngay sau khi phong tỏa tài khoản, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện về lý do và phạm vi phong tỏa.

Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản phải được bảo toàn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trong trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.

 

II. Điều kiện chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán:

Tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 23 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước quy định, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện:

1. Khi kết thúc thời hạn phong tỏa;

2. Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;

3. Tổ chức cung ứng dịch đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;

4. Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản chung về việc đã giải quyết được tranh chấp tài khoản thanh toán.

 

III. Biện pháp phong tỏa tài sản trong tố tụng dân sự:

1. Phong tỏa tài sản trong thi hành án dân sự:

Theo quy định tại Điều 125, 126 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Phong tỏa tài sản trong tố tụng dân sự bao gồm:

  • Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ: Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
  • Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ: Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

2. Phong tỏa tài khoản trong thi hành án hình sự:

2.1. Trường hợp bị phong tỏa tài sản trong vụ án dân sự:

Phong tỏa tài khoản là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

(Điều 124 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

2.2. Trường hợp bị phong tỏa tài sản trong vụ án hình sự

* Phong tỏa tài sản là một biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

* Trường hợp bị phong tỏa tài sản:

  • Đối với người bị buộc tội:

Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.

(Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

  • Đối với pháp nhân thương mại:

Phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.

(Điều 438 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)