Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Lưu ý khi xác định tội danh trong vụ án hình sự.
Xác định tội danh là vấn đề quan trọng đối với người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử, và cả đối với Luật sư bào chữa trong hoạt động tố tụng hình sự. Vì có xác định tội danh đúng thì mới áp dụng pháp luật hình sự đúng, ra bản án mới đúng pháp luật. Xin chia sẻ một số kỹ năng xác định tội danh dưới đây để cùng tham khảo như sau:
Bước 1: Căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự."
Vậy các yếu tố cấu thành tội phạm hoặc là các cấu thành bắt buộc của tội phạm là gì?
1. Mặt chủ thể của tội phạm:
Là con người cụ thể, đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và là người có năng lực trách nhiệm hình sự, trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật.
2. Mặt chủ quan của tội phạm:
Là động cơ, mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Và là lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý)
3. Mặt khách thể của tội phạm: Là quan hệ xã hội mà Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ.
4. Mặt khách quan của tội phạm: Là các hành vi của chủ thể, biểu hiện ra bên ngoài trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi này, có thể là bằng hành động nhưng cũng có thể là bằng không hành động (như hành vi giết người, cố ý gây thương tích, hành vi không tố giác tội phạm, không cứu giúp người khác ...). Do đó, cần bám chắc vào 4 yếu tố cấu thành, phân tích đủ hành vi dựa trên 04 yếu tố này.
Bước 2: Đối chiếu hành vi với dấu hiệu cấu thành của tội cần xác định.
Căn cứ vào bốn yếu tố cấu thành tội phạm và các cấu thành của từng tội quy định tại từng điều luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự cũng như trong thực tế đấu tranh chống tội phạm ở nước ta cho thấy, có nhiều trường hợp mà người có hành vi vi phạm giống nhau nhưng việc xác định tội danh lại hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ: A và B đều có hành vi để chất ma túy trong người (lượng chất ma túy đủ để truy tố), cùng tham gia giao thông, cùng bắt giữ, sau đó A bị truy tố về tội “mua bán trái phép chất ma túy ”, còn B bị truy tố về tội“vận chuyển trái phép chất ma túy”. Những trường hợp như thế này, thì căn cứ vào đâu xác định tội danh khác nhau?
Chúng ta xác định là: căn cứ vào bốn yếu tố cấu thành phạm mà chúng ta có thể nhận thấy rằng: Trường hợp, mặt chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt khách thể của tội phạm là giống nhau, nhưng mặt chủ quan của tội phạm khác nhau, thì tội danh khác nhau. Trở lại ví dụ nêu ở trên, tuy A và B cùng có hành vi để chất ma túy trong người, cùng tham gia giao thông, cùng bị bắt giữ, như mục đích, động cơ (mặt chủ quan của phạm) để chất ma túy trong người của A khác với B ở chỗ: đối với A là nhằm mục đích để bán chất ma túy, còn đối với B là nhằm mục đích giao ma túy cho người khác để được trả công. Do đó, tội danh đối với A là tội “mua bán trái phép chất ma túy", còn tội danh đối với B là tội “vận chuyển trái phép chất, túy”và như vậy là đủ bốn yếu tố cấu thành phạm của từng tội.
Do đó, đối với trường hợp mà người có hành vi vi phạm pháp luật bị truy tố trước Tòa án là giống nhau, thì cần phải làm rõ động cơ, mục đích của người khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đó là để làm gì? Có như vậy mới không mắc sai lầm trong việc xác định tội danh.
Tuy nhiên, trong thực tế còn có trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật giống nhau, động cơ mục đích khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật giống nhau, khách thể của tội phạm cũng giống nhau, nhưng việc xác định tội danh lại khác nhau.
Việc xác định tội danh trong vụ án hình sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn luôn luôn được sự quan tâm của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự. Về mặt lý thuyết có thể hiểu một cách đơn giản, nhưng trên thực tế hành vi phạm tội và diễn biến của hành vi đó rất phức tạp. Do đó, cần bám sát lý luận về tội phạm để có thể xác định đúng người đúng tội.
Bước 3: Xác định các yếu tố cần thiết khi định tội danh
Những người tiến hành tố tụng hay Luật sư khi xác định tội danh đều phải lưu ý về thời gian xảy ra vụ án, điều luật hiện có trong Bộ luật hình sự được áp dụng, những quy định đã được bãi bỏ, thay thế, hết hiệu lực.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí