Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Hung khí nguy hiểm quy định tại Điều 104 được hiểu như thế nào?
Hỏi:
Trong điều 104 có nhắc tới chi tiết hung khí nguy hiểm, vậy một hung khí thế nào được coi là nguy hiểm ? Đã có quy định nào nói chi tiết về vấn đề này chưa ?
Trả lời:
Tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS được hướng dẫn tại mục 3 Nghị Quyết của HĐTP TANDTC SỐ 01/2006/NQ-HĐTP NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ.
Theo đó “Dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:
“+ Hung khí nguy hiểm có thể hiểu là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
A. Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…
B. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…
C. Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí