Thông đồng trong đánh bạc để lừa người đánh bạc thì bị cấu thành những tội gì? Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hỏi:

Thông đồng trong đánh bạc để lừa người đánh bạc thì bị cấu thành những tội gì?

Có bốn người đánh bạc với nhau nhưng ba người lại thông đồng (B, C, D) để bịp người còn lại (là A). Nhưng người A kia lại không hề biết và vẫn trả tiền sòng phẳng những người kia. Trong trường hợp này thì đối tượng B, C, D  ngoài phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có phạm tội đánh bạc không và A có phạm tội đánh bạc hay không?

 

Trả lời:

Thứ nhất: Theo quy định tại khoản 1 điều 248 BLHS1999 (sửa đổi 2009) thì

“Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 2 triệu đồng đến………

Mặt khác, Nghị quyết Số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình sự:

3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

Lưu ý:

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội đánh bạc tại Điều 321 và mức tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 5 triệu đồng trở lên.

Như vậy, nếu A, B, C, D đánh bạc mà cơ quan có thẩm quyền thu được Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc từ 2triệu trở lên…..thì A, B, C, D sẽ bị truy cứu TNHS theo điều 248.

Thứ hai: Nếu B, C,D có hành vi lừa dối hay nói cách khác là hành vi cố ý đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật và qua đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của A mà đủ các yếu tố cầu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 139 BLHS thì B, C, D còn bị truy cứu TNHS theo điều này nữa.

 

Tội đánh bạc và mức phạt tù (Bộ luật hình sự năm 2015)

Theo điều 321, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội  đánh bạc như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, đối với tội đánh bạc thì mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)